Chụp cắt lớp truyền qua

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 69 - 72)

O H+ H → H

4.3.3. Chụp cắt lớp truyền qua

Chụp hình cắt lớp hay scanning là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán y tế. Kỹ thuật chụp cắt lớp truyền qua sử dụng một chùm tia X đi xuyên qua cơ thể và một tổ hợp các detector đã được chuẩn trục (đã định hướng) đo lượng tia truyền qua. Hệ thống bao gồm nguồn và các detector được quay xung quanh cơ thể, cho một tổ hợp phức tạp các

phản hồi của detector mà chúng sẽ được phân tích bằng máy tính để thiết lập nên hình ảnh của tiết diện vừa được quét.

Hệ thống thiết bị này cho thấy các đặc trưng sinh lý và giải phẫu trong cơ thể và do vậy có thể phát hiện được sự có mặt của một yếu tố bất thường chẳng hạn như khối u.

Liều bệnh nhân phải chịu tùy thuộc vào loại và mức độ khám bệnh, nhưng điển hình vào khoảng 10 mSv. Thiết bị này thường đặt trong một buồng được che chắn và chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt nhà quang tuyến mới phải vào phòng trong khi quét chụp.

4.3.4. Xạ trị

Ứng dụng chính của phương pháp xạ trị (radiotherapy) là điều trị bệnh ung thư. Mục đích của nó là cung cấp những liều cao đến mức có thể cho mô bệnh mà không gây tổn thương quá mức cho các mô khỏe xung quanh. Có hai loại kỹ thuật xạ trị chính là xạ trị từ xa trong đó nguồn bức xạ được đặt ngoài cơ thể, và xạ trị áp sát trong đó nguồn bức xạ được đặt sát cơ thể. Phương pháp xạ trị thường dùng các liều hấp thụ cỡ vài chục Gy và chúng thường được phân ra thành một chuỗi liều nhỏ, ví dụ 20 liều 2 Gy cách nhau khoảng 2-3 ngày. Sự phân liều này là cần thiết để giảm bớt các hiệu ứng phụ.

Một phương pháp xạ trị từ xa thông dụng là dùng tia X cỡ 200 kVp nhưng khi khối u nằm hơi sâu cách bề mặt cơ thể thì phương pháp này lại gây liều trên da lớn hơn liều trên khối u. Vì thế, trong những trường hợp có khối u như vậy cần sử dụng bức xạ có khả năng xuyên sâu hơn, chẳng hạn như dùng các tia X cỡ 6 MVp hoặc các tia  từ một nguồn Co-60 lớn. Các nguồn này cũng giúp giảm liều đối với xương.

Cùng với việc chọn năng lượng thích hợp, liều gây ra cho mô khỏe còn được giảm đến mức thấp nhất bằng cách thay đổi hướng chiếu của chùm tia qua cơ thể. Điều này có thể thực hiện được bằng cách chọn những hướng chiếu thích hợp cho các vị trí điều trị khác nhau hoặc sử dụng các thiết bị phức tạp hơn để quay nguồn liên tục xung quanh khối u trong khi chiếu tia.

Ngoại trừ một vài phương pháp điều trị bằng tia X năng lượng thấp (<100 kVp), công việc xạ trị phải được tiến hành trong một phòng kín được che chắn không để lọt tia bức xạ ra các khu vực có người xung quanh và được trang bị các khóa liên động có tác dụng đóng nguồn tia lại mỗi khi cửa phòng mở ra. Phòng xạ trị còn cần có một cửa sổ đã được che chắn để quan sát bệnh nhân và một phương tiện liên lạc với bệnh nhân đang được điều trị trong phòng. Ngoài ra việc xạ trị còn phải tuân theo chặt chẽ các quy trình vận hành đặc biệt để tránh tai nạn chiếu xạ quá liều cho bệnh nhân. Các quy trình này bao gồm các bước vận hành đã được phê chuẩn, thiết đặt tự động thời gian chiếu, và thường xuyên hiệu chuẩn thiết bị.

Một kỹ thuật xạ trị khác cũng hiệu quả là đặt trực tiếp các nguồn phóng xạ kín và nhỏ trên bề mặt cơ thể, hoặc trong các hốc, hoặc cấy bằng phẫu thuật vào cơ thể tùy theo từng vị trí bị bệnh. Kỹ thuật này gọi là xạ trị áp sát. Các loại nguồn thông dụng nhất là Ir-192 và Cs-137. Nhân viên sử dụng các nguồn này được bảo vệ bằng cách dùng các dụng cụ hoặc thiết bị gá lắp thích hợp vận dụng sáng suốt các yếu tố thời gian, khoảng cách và che chắn để bảo vệ an toàn. Các nguồn phải được kiểm tra thường xuyên để xem chúng bị dò không và cơ sở phải

soạn sẵn các quy trình liệt kê cụ thể các hành động khẩn cấp cần làm khi nguồn bị mất hoặc bị phá hỏng.

Một bệnh nhân đang mang nguồn xạ trị áp sát có thể gây nguy hiểm bức xạ cho những người khác và do vậy những bệnh nhân này cần được chỉ thị rõ bằng cách trưng các biển báo thích hợp và gắn một thông báo vào giường người bệnh đó. Tốt hơn là dành những buồng bệnh nhỏ và bố trí các giường cách xa nhau. Người phụ trách về an toàn bức xạ, sau khi đã kiểm xạ bệnh nhân đó, sẽ khuyến cáo các nhân viên chăm sóc y tế về mọi hạn chế về mặt thời gian trong quy trình chăm sóc và khi thăm viếng bệnh nhân. Trong một số trường hợp bệnh nhân mang nguồn có thể được xuất viện. Điều này được quyết định trên cơ sở xem xét loại đồng vị phóng xạ được sử dụng, chu kỳ bán rã, suất liều và đánh giá các mức nguy hại có thể gây ra cho những người khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 69 - 72)