O H+ H → H
4.2. Các nguyên tắc cơ bản và tổ chức bảo vệ an toàn
Bảo vệ an toàn bức xạ trong y tế có những vấn đề riêng biệt vì sức khỏe và sự hồi phục của bệnh nhân là quan trọng bậc nhất. Khi một lượng hoạt độ lớn được đưa vào cơ thể một bệnh nhân thì nó có thể gây nguy hại bức xạ đáng kể cho các nhân viên y tế, các bệnh nhân khác và khách thăm. Các biện pháp bảo vệ bức xạ được đưa ra trước đây như che chắn, khoảng cách, thời gian và bao kín có thể không áp dụng được theo cách bình thường. Tuy nhiên, theo nghĩa thông thường, bệnh nhân đó vẫn phải được chăm sóc thích hợp mà không gây tổn hại quá mức cho người khác.
a) Việc khám và điều trị bệnh bằng bức xạ chỉ được thực hiện khi chúng đem lại lợi ích lớn hơn các phương pháp khác.
b) Tại bất kỳ nơi nào có thể, mọi việc khám và điều trị bằng bức xạ phải được tiến hành trong các đơn vị đặc biệt (khoa, phòng, ban...) chuyên về bức xạ hoặc trong các buồng bệnh chuyên biệt. c) Liều cho bệnh nhân phải được giảm đến mức thấp nhất có thể
bằng cách dùng những kỹ thuật tốt nhất hiện có và phải thực hiện các biện pháp để giảm đến mức thấp nhất có thể liều trên các bộ phận khác của cơ thể.
d) Cần thực hiện các biện pháp thông thường để giảm liều trên các cơ quan sinh dục, ví dụ đối với các tia X là hạn chế kích thước trường chiếu và trang bị các tấm che chắn.
e) Luôn luôn đặc biệt cân nhắc trước khi chỉ định chiếu xạ cho phụ nữ có thai và trẻ em.
f) Mọi phép chẩn trị sử dụng bức xạ phải được tiến hành theo cách cho phép giảm đến mức thấp nhất liều bức xạ gây cho những người khác.
Tổ chức và trách nhiệm bảo vệ an toàn bức xạ ở tất cả các cơ sở y tế sử dụng bức xạ đều phải tuân theo các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ của quốc gia sở tại. Nói chung, trách nhiệm cao nhất về bảo đảm an toàn bức xạ trong một cơ sở y tế sử dụng bức xạ thuộc về người quản lý cơ sở đó. Thẩm quyền của người quản lý được thực hiện thông qua người phụ trách an toàn của cơ sở dựa trên sự ủy quyền. Người phụ trách an toàn bức xạ của một cơ sở thường có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định trong quá trình sử dụng bức xạ tại cơ sở đó.
Điều quan trọng là tất cả các nhân viên có thể bị chiếu xạ trong quá trình làm việc cần được hướng dẫn về bản chất của các mối nguy hại bức xạ và các biện pháp đề phòng cần thực hiện.
Các tính chất nguy hại bức xạ và các phương pháp bảo vệ tùy thuộc vào từng loại nguồn bức xạ và có thể chia thành ra làm hai loại:
a) Bảo vệ an toàn đối với các nguồn phóng xạ kín b) Bảo vệ an toàn đối với các nguồn phóng xạ hở
Các nguồn kín ở đây bao gồm không chỉ các nhân phóng xạ được bao kín phát ra bức xạ β hoặc mà còn cả các thiết bị phát bức xạ như các máy phát tia X, máy gia tốc điện tử và máy phát nơtron. Về cơ bản, sự khác biệt giữa nguồn kín và nguồn hở là ở chỗ không kể khi xảy ra tai nạn, còn thì không có vấn đề về nhiễm bẩn phóng xạ đối với loại thứ nhất.