Các phương pháp phát hiện và ghi đo bức xạ

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 29 - 32)

O H+ H → H

1.6. Các phương pháp phát hiện và ghi đo bức xạ

Cơ thể người không cảm nhận được các bức xạ ion hóa. Có thể đó là lý do chính gây nên nỗi sợ hãi đối với bức xạ. Con người phải phụ thuộc vào các thiết bị phát hiện dựa trên các hiệu ứng hóa học hoặc vật lý của bức xạ khi tương tác với vật chất. Các hiệu ứng này bao gồm: a) Sự ion hóa trong chất khí

b) Sự ion hóa và kích thích trong một số chất rắn c) làm thay đổi các liên kết hóa học

Đa số các thiết bị phát hiện và đo bức xạ dùng trong vật lý sức khỏe sử dụng các detectơ (đầu dò) dựa trên hiệu ứng ion hóa chất khí. Ngoài ra còn có các detectơ sử dụng các chất rắn dựa trên các hiệu ứng tăng độ dẫn điện; gây kích thích như nhấp nháy, nhiệt huỳnh quanh và hiệu ứng quang ảnh. Các detectơ dựa vào những hiệu ứng thay đổi hóa học cũng được sử dụng nhưng chúng không được nhạy. Phương pháp phát hiện nơtron dựa vào các phản ứng kích hoạt gây bởi nơtron.

Chương 2: Bảo vệ chiếu xạ ngoài cơ thể 2.1. Các nguồn chiếu xạ ngoài

Các nguồn bức xạ ở bên ngoài cơ thể là những nguồn có thể gây nguy hại chiếu xạ ngoài. Các bức xạ có thể gây chiếu xạ từ bên ngoài cơ thể là các bức xạ tia X, bêta, gamma và nơtron vì tất cả các bức xạ này có thể đi xuyên vào tận các cơ quan nhạy cảm của cơ thể. Riêng bức xạ anpha thường không được xem là nguồn gây nguy hại chiếu xạ ngoài bởi vì chúng không thể xuyên qua được các lớp ngoài của da. Nguy hại chiếu xạ ngoài được kiểm soát bằng 3 nguyên tắc: thời gian, khoảng cách và che chắn.

Khi các chất phóng xạ thực sự đi vào trong cơ thể, chúng sẽ gây ra các nguy hại chiếu xạ trong và cần phải có các phương pháp kiểm soát hoàn toàn khác.

2.2. Thời gian

Liều tích lũy trong cơ thể người làm việc trong vùng có một suất liều xác định tỷ lệ thuận với thời gian mà người này có mặt trong vùng đó. Do vậy liều của người này có thể kiểm soát được bằng cách giới hạn thời gian có mặt trong vùng đó:

Liều = suất liều x thời gian

Ví dụ: Giới hạn liều hàng năm cho nhân viên loại A là 20 mSv/năm có nghĩa là, với giả thiết một năm làm việc gồm 50 tuần, tương ứng với 0,4 mSv hoặc 400 µSv/tuần. Hỏi nhân viên đó được phép có mặt bao nhiêu giờ trong một tuần trong vùng có suất liều là 20 µSv/h?

Liều = suất liều x thời gian 400 = 20 x t

→ t = 20 h

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w