Bảo vệ an toàn đối với nguồn kín 1 Chụp X-quang chẩn đoán

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 67 - 68)

O H+ H → H

4.3. Bảo vệ an toàn đối với nguồn kín 1 Chụp X-quang chẩn đoán

4.3.1. Chụp X-quang chẩn đoán

Các máy phát tia X, hay máy X-quang, là loại nguồn kín chính dùng để chẩn đoán với một số kỹ thuật phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Kỹ thuật thông dụng nhất, giống như chụp hình bức xạ công nghiệp, là chụp hình các bộ phận cơ thể bằng cách đặt phần cơ thể cần khám vào giữa máy X-quang và một tấm phim ảnh. Cẩn thận chọn chất lượng (điện áp) của tia X và loại nhũ tương ảnh thích hợp sao cho có thể thu được một hình ảnh chất lượng tốt mà chỉ gây một liều khá thấp cho bệnh nhân.

Liều đối với bác sĩ chụp X-quang được giảm đến mức thấp nhất bằng cách thiết kế an toàn cho phòng chụp tốt, ví dụ như bố trí một buồng nhỏ có che chắn để người chụp có thể đứng trong đó điều khiển máy.

Đôi khi có các khó khăn khi chụp như phải đỡ các bệnh nhân trẻ em ở vị trí chụp. Nếu không thể sử dụng một bộ giá đỡ và dây chằng thì bố hoặc mẹ của em bé đứng cạnh để giữ em bé tốt hơn là để nhà quang tuyến làm việc đó, vì bố hoặc mẹ em bé là những người ít bị chiếu xạ thường xuyên như vậy. Một vấn đề tương tự xảy ra khi chụp X-quang răng nếu không thể kẹp phim vào đúng vị trí trong miệng. Trong trường hợp này bệnh nhân cần tự mình giữ phim hơn là để nha sỹ hoặc các nhân viên y tế giữ.

Một điểm quan trọng cần nhớ trong việc chụp X-quang y tế là chỉ một lớp che chắn mỏng cũng có thể giảm được liều đáng kể vì các tia X được dùng có năng lượng khá thấp (thường nhỏ hơn 100kVp). Ví dụ, các vật liệu pha chì hiện có sẵn có thể dùng để làm các tạp dề và găng tay tương đương với khả năng che chắn của khoảng 1mm chì.

Ngoài các nguy hại do chùm tia chính, các tia X còn có thể bị tán xạ từ bệnh nhân hoặc các vật liệu gần đấy và tạo ra một mối nguy hại nữa.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w