Các thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 63 - 65)

O H+ H → H

3.9. Các thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ

Độ nhạy

Kiểm xạ nhiễm bẩn bề mặt trực tiếp Kiểm xạ qua vết lau bẩn xạ

Chương 4: Bảo vệ an toàn bức xạ trong y tế 4.1. Các ứng dụng bức xạ trong y tế

Bức xạ ion hóa là một công cụ mạnh trong ngành y tế, nó vừa là phương tiện trợ giúp chẩn đoán, vừa là phương thức điều trị. Ứng dụng thông dụng nhất là chụp X-quang chẩn đoán đối với nhiều loại bệnh. Bức xạ có thể gây ra ung thư nhưng tuy vậy, thật kỳ lạ nó cũng có thể chữa trị bệnh đó trong một số trường hợp. Đó là vì các tế bào trong giai đoạn đang phân chia nhanh đặc biệt nhạy cảm với bức xạ, mà các khối u ung thư chính là các nhóm tế bào phân chia rất nhanh đến mức không kiểm soát được, nên các tế bào ung thư thường nhạy cảm với bức xạ hơn là các tế bào thường. Còn nhiều bệnh khác có thể điều trị bằng bức xạ, đáng chú ý là các bệnh về da, nhưng vì nó luôn có các nguy hại bức xạ đi kèm nên các phương pháp khác thường được thử trước. Phương pháp điều trị đơn giản nhất là bằng tia X, nhưng các tia  từ các nguồn kín radi, coban-60, hoặc caesi-137 thường được sử dụng để điều trị. (Nguồn kín là các nguồn bức xạ có cấu trúc đảm bảo không cho chất phóng xạ của nó thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường). Các nguồn kín tương đối nhỏ có thể được cấy bằng phẫu thuật vào vùng cần điều trị. Các nguồn beta kín như stronti/yttri-90 đôi khi được dùng để chiếu xạ da hoặc mắt. Một phương pháp khác trong các bệnh viện chuyên môn lớn là sử dụng các máy gia tốc, như máy Van de Graaff và máy gia tốc tuyến tính, để phát các chùm tia điện tử hoặc nơtron.

Các nguồn phóng xạ hở cũng được dùng trong chẩn đoán và điều trị. Việc đưa một dung dịch phóng xạ vào cơ thể qua miệng hoặc qua mạch máu sẽ dẫn đến sự hấp thụ một hoạt độ phóng xạ vào các bộ phận khác

nhau của cơ thể. Tùy thuộc vào chất phóng xạ cụ thể được sử dụng và dạng chất đã dùng, hoạt độ phóng xạ đó có thể phân bố đều khắp cơ thể hoặc tập trung trong các cơ quan nhất định. Trong các ứng dụng điều trị, mục đích là đưa một liều đã định trước đến một cơ quan xác định đồng thời giảm liều gây ra cho toàn bộ cơ thể đến mức thấp nhất. Các phép thử chẩn đoán bao gồm việc quan sát hành vi của các nhân phóng xạ bằng cách hoặc là đo hoạt độ phóng xạ bị bài tiết hoặc đo bức xạ ở ngoài cơ thể. Ví dụ, chức năng của tuyến giáp có thể được kiểm tra bằng cách cho uống dung dịch iodine-131 và đo tốc độ hấp thụ iodine bởi tuyến giáp.

Một kỹ thuật phát triển trong những năm gần đây và có tầm quan trọng lớn trong chẩn đoán y tế là chụp cắt lớp trợ giúp bằng máy tính hay thường được gọi tắt là CT hoặc scanning hay chụp vi tính cắt lớp. Một ảnh cắt lớp là hình ảnh của một tiết diện hay một lát cắt nganh một vật thể, trong trường hợp này là cơ thể người.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w