O H+ H → H
2.6. Kiểm soát liều cá nhân
Việc kiểm soát liều bức xạ cá nhân định kỳ dựa trên một hệ thống phân loại vùng làm việc. Mặc dù có các hệ thống phân loại và thuật ngữ khác nhau được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới, nhưng xu
hướng là tuân theo khuyến cáo của ICRP. Mục đích cơ bản của chúng là phân tách các vùng theo mức nguy hại phóng xạ.
Một hệ thống phân loại vùng làm việc điển hình gồm bốn loại vùng (các mức phân vùng theo quy định của từng quốc gia):
a) Các vùng không cần kiểm soát, là vùng có suất liều không vượt quá 1,5 Sv/h. Các cá nhân có thể làm việc 40 giờ một tuần và 50 tuần một năm mà không vượt quá 2 mSv một năm, tức là không vượt quá 1/10 giới hạn liều.
b) Các vùng hướng dẫn, là vùng có suất liều nói chung không vượt quá 3 Sv/h. Các nhân viên trong vùng này sẽ không phải chịu liều vượt quá 3/10 giới hạn liều. Vùng này tương ứng với điều kiện làm việc loại B theo định nghĩa của ICRP. Như tên vùng ngụ ý, các vùng này cần một số biện pháp bảo vệ an toàn và các cá nhân làm việc thường xuyên ở đây có thể phải được kiểm xạ cá nhân định kỳ.
c) Các vùng kiểm soát, là vùng có suất liều vượt quá 3 Sv/h hay vượt quá 3/10 giới hạn liều. Cá nhân làm việc thường xuyên trong các vùng kiểm soát được xếp loại A theo định nghĩa của ICRP và phải được hướng dẫn y tế và kiểm xạ cá nhân định kỳ.
d) Các vùng hạn chế, là vùng có suất liều vượt quá 10 Sv/h. Cần phải đề phòng đặc biệt khi có mặt tại các vùng này, chẳng hạn như cần hạn chế thời gian có mặt, sử dụng các trang thiết bị bảo vệ và các thiết bị kiểm xạ.
Sau khi đã phân loại các vùng chiếu xạ, cần thường xuyên khảo sát các vùng đó để chắc chắn rằng việc phân loại vùng là đúng và các biện pháp phòng ngừa thích hợp đã được thực hiện. Trong các vùng kiểm soát và vùng hạn chế, các nhân viên cần phải mang các liều kế phim
hoặc nhiệt huỳnh quang (TLD) để đo liều tích lũy. Ngoài ra một loại liều kế đọc trực tiếp, chẳng hạn như một điện kế sợi quartz (QFE), cũng thường được đeo để kiểm soát liều tại chỗ.