Điều trị cho những người bị nhiễm xạ

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 61 - 63)

O H+ H → H

3.8. Điều trị cho những người bị nhiễm xạ

Khi một đồng vị phóng xạ đã lọt được vào cơ thể thì hầu như không có cách nào làm tăng tốc độ loại bỏ đồng vị đó (nghĩa là làm giảm chu kỳ bán rã sinh học của nó). Điều này có nghĩa là cần phải cố gắng bằng mọi cách để ngăn cản các chất bẩn xạ xâm nhập vào cơ thể. Để làm được điều đó, điều quan trọng là tất cả các nhân viên cần phải tuân thủ các nội quy và luôn mặc quần áo bảo vệ thích hợp. Thậm chí như vậy thì các sự cố nhiễm bẩn vẫn có khả năng xảy ra và do đó điều quan trọng nữa là phải biết cách chữa trị đúng đắn.

Hành động đầu tiên khi xử lý một người bị nhiễm xạ là phải xem người đó có bị thương hay không. Nếu có một vết thương nghiêm trọng thì phải hết sức nhanh chóng sơ cứu họ. Tiếp theo các phép điều trị y tế cần

thiết là các hành động nhằm vào việc loại bỏ các chất bẩn trước khi chúng bị hấp thụ và lọt vào cơ thể. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu việc tẩy xạ cần phải tiến hành khảo sát cẩn thận trên toàn bộ cơ thể người bị nhiễm bẩn xạ bằng các máy kiểm xạ thích hợp để xác định vị trí nhiễm xạ. Trong trường hợp chỉ nhiễm bẩn một phần thì chỉ cần tẩy xạ ở vùng bị nhiễm. Ví dụ, nếu một người bị nhiễm bẩn ở tay hoặc ở mặt, thì cần phải rửa kỹ những vùng này bằng xà phòng và nước trước khi kiểm xạ một lần nữa để phát hiện các bẩn xạ còn dư. Nếu chất bẩn vẫn còn thì lặp lại quá trình rửa đó cho đến khi các vùng bị nhiễm được tẩy xạ hoàn toàn.

Trong trường hợp bị nhiễm xạ toàn thân thì hành động đầu tiên, sau khi cởi bỏ quần áo bảo vệ, thường gọi là gội sạch tóc của họ trong bồn rửa tay. Việc này nhằm loại bỏ chất bẩn khỏi tóc và ngăn không cho chúng chảy vào mồm trong quá trình tắm tẩy xạ toàn thân dưới vòi nước bằng xà phòng hoặc các chất làm sạch mạnh hơn. Sau khi tắm người đó sẽ được kiểm xạ cẩn thận và có thể phải tắm lại cho đến khi được tẩy xạ hoàn toàn. Ngoài ra, nếu bị nhiễm các chất bụi bẩn phóng xạ trong không khí, thì cần áp dụng các biện pháp khác, chẳng hạn như thổi và rửa sạch mũi để tẩy xạ hoàn toàn.

Nếu có một vết thương nhỏ trong vùng bị nhiễm xạ thì phải để cho máu chảy ra tự do và rửa lại nhiều lần bằng nước để thúc đẩy các chất bẩn trôi ra ngoài. Nếu không thể được tẩy xạ hoàn toàn ngay lập tức, hoặc nếu vết thương là nghiêm trọng thì cần hết sức nhanh chóng yêu cầu các trợ giúp y tế. Nếu các chất bẩn xạ bị nuốt thì ngay sau đó cần cho người đó uống các chất được chế tạo để ngăn hoặc giảm sự hấp thụ vào đường tiêu hóa, ví dụ như antacids hoặc các chất nhựa trao đổi ion. Nếu các

đồng vị phóng xạ có độc tố cao, chẳng hạn như 239Pu, bị hấp thụ qua một vết thương hoặc bị hít vào dưới dạng hòa tan được thì cần cho uống ngay các hóa chất đặc biệt gọi là các chất xúc tác chelating để đẩy nhanh sự bài tiết. Điều không may là những chất này tự chúng đã có khuynh hướng độc hóa học. Sự hấp thụ một số đồng vị phóng xạ nhất định có thể bị ngăn lại bằng cách uống trước một lượng đáng kể một đồng vị bền của cùng nguyên tố đó. Ví dụ, lượng hấp thụ iodine phóng xạ bị giảm đáng kể nếu uống trước một viên 200mg potassim iodate. Việc này có tầm quan trọng đặc biệt trong một tai nạn lò phản ứng.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w