Soi huỳnh quang chẩn đoán

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 68 - 69)

O H+ H → H

4.3.2. Soi huỳnh quang chẩn đoán

Trong phép soi huỳnh quang, tấm phim dùng trong chụp hình quang tuyến được thay bằng một màn huỳnh quang. Màn hình này sẽ phát sáng khi bức xạ rọi vào và do vậy cho ta một bức ảnh sống. Thiết bị này được dùng theo hai cách, chụp quang tuyến thu nhỏ và khám chẩn đoán huỳnh quang. Trong chụp quang tuyến thu nhỏ, bệnh nhân đứng ở trước màn hình như bình thường còn màn hình phát sáng này sẽ được chụp lại bằng một phim nhỏ. Sau khi chụp cả một cuộn phim thì nó sẽ được tráng và các hình X-quang đó sẽ được xem trên một máy đọc phim. Lợi ích chính của kỹ thuật này là tính kinh tế do chi phí vào phim, tráng rửa, và cất giữ giảm đi rất nhiều. Nhược điểm của phương pháp này là liều

bệnh nhân phải nhận vào cỡ 5 mSv so với liều dưới 1 mSv cho một lần chụp lồng ngực bằng X-quang thông thường. (Đây là liều trên bề mặt cơ thể)

Khi khám chẩn đoán bằng huỳnh quang, bác sĩ chụp X-quang đứng sau màn hình và nhìn thấy ảnh hiện ra qua sự phát sáng của màn hình này. Đặc trưng cơ bản của kỹ thuật này là chùm tia có thể kéo dài đến 30 giây hoặc lâu hơn vì thể bác sĩ chụp X-quang có thê nhìn thấy hình ảnh di động (ví dụ khi bệnh nhân thở). Liều bệnh nhân phải nhận khá cao, suất liều điển hình vào khoảng từ 10 đến 20 mSv/phút. Kỹ thuật này đôi khi được dùng để tránh phải xử lý phim. Nếu suất liều gây ra cao hơn thì kỹ thuật này không còn là lý do đúng đắn để soi huỳnh quang nữa và hiện nay nó đang được thay thê bằng các kỹ thuật khác.

Việc thiết kế và vận hành một buồng soi huỳnh quang cần phải rất cẩn thận để bác sĩ chụp X-quang không bị chiếu xạ quá liều. Bác sĩ chụp X-quang được bảo vệ chủ yếu chỉ dựa vào độ dày của màn hình, một tạp dề dì và một tấm chì treo ở dưới màn hình. Ngoài ra, có thể chuyển bộ phận tắt bật máy xuống phía dưới màn hình và sử dụng một nút tắt mở bằng chân. Một máy đặt giờ tự động thường tắt chùm tia sau một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như 20 giây. Tất cả các biện pháp đó là để giúp tránh chiếu xạ quá liều.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn bức xạ và An toàn điện trong y tế (Trang 68 - 69)