Biện pháp phòng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 71 - 72)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng

5.2.1 Biện pháp phòng ngừa nợ xấu

5.2.1.1 Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng

Hệ thống thông tin khách hàng là một công cụ quan trọng, trợ giúp đắc lực cho ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng trước cho vay, nếu thực hiện được tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng có được những món vay có chất lượng, giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng cần phải thường xuyên củng cố kiến thức cũng như phương thức sử dụng phần mềm cho cán bộ tín dụng, đồng thời cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật về thông tin khách hàng định kỳ, bên cạnh cần liên kết về thông tin khách hàng trên hệ thống liên ngân hàng nhằm đảm bảo đầy đủ thông tin cho công tác thẩm định cũng như quản lý khách hàng.

5.2.1.2 Tăng cường công tác kiểm toán ngân hàng

Đây là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro trong nội bộ chi nhánh. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng chắc chắn sẽ có những sai lầm, thiếu sót về số liệu cũng như các giấy tờ chứng từ,... khó tránh khỏi, vì thế ngân hàng cần phải tăng cường công tác kiểm toán nội bộ định kỳ hằng quý tại chi nhánh cũng như ở các PGD nhằm kiểm tra và phát hiện những sai sót về mặt nghiệp vụ cũng như trên sổ sách kịp thời để từ đó có những công tác sửa chữa kịp thời, khắc phục hậu quả, phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.

5.2.1.3 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công, vì vậy để đảm bảo an toàn tín dụng và phòng ngừa đến mức thấp nhất thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ nghiệp vụ cao, đạo đức tốt, am hiểu thị trường và pháp luật. Mỗi cán bộ tín dụng phải có phương pháp tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin cần thiết từ bạn hàng, từ hồ sơ vay vốn khách hàng, từ các tổ chức tín dụng,….

Trong quá trình công tác, mỗi cán bộ tín dụng thường phải quản lí một số lượng khách hàng khá lớn, bên cạnh trong công tác thẩm định cũng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân nên công tác thực hiện nghiệp vụ còn hạn chế. Vì thế, trong năm ngân hàng cần tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn về công tác, về chính trị nhằm nâng cao năng lực cũng như trình độ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng, khuyến khích tự rèn luyện. Bên cạnh đó, cần gắn lợi ích của cán bộ tín dụng với các món vay nhằm tăng cường khả năng làm việc của nhân viên.

62

5.2.1.4 Công tác sau cho vay

Trường hợp sử dụng vốn sai mục đích là trường hợp rất dễ gặp đối với các món vay trên địa bàn huyện, vì phần lớn là người nông dân nên tầm quan trọng của việc sử dụng vốn đúng mục đích chưa được khách hàng quan tâm nhiều. Vì thế, sau khi giải ngân cán bộ ngân hàng cần quan tâm đến khách hàng cũng như theo dõi tình hình sử dụng vốn để có những biện pháp xử lí kịp thời và hiệu quả.

Tăng cường công tác thông báo cho khách hàng khi đến kỳ hạn đóng lãi hay trả gốc nhằm giúp khách hàng có chuẩn bị để thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng đúng kỳ hạn. Thực hiện mở thẻ, phổ biến kiến thức cho khách hàng về ưu điểm của thẻ cũng như yêu cầu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking để thông báo lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn tương ứng trên từng món vay, đây là nhưng biện pháp hỗ trợ cho CBTD trong công tác sau cho vay, một phần còn tạo thêm nguồn thu từ dịch vụ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)