Khái quát về cơ cấu vốn và tình hình huy động vốn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 37 - 41)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Khái quát về cơ cấu vốn và tình hình huy động vốn tại Ngân hàng

NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP- KIÊN GIANG

4.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG

4.1.1 Cơ cấu vốn của Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, không những giúp cho ngân hàng thực hiện được hoạt động kinh doanh mà còn có ảnh hưởng quyết định đến khả năng hoạt động và sự phát triển bền vững của ngân hàng. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đòi hỏi việc tạo ra nguồn vốn dồi dào, cơ cấu nguồn vốn hợp lý để đảm bảo được hoạt động kinh doanh của ngân hàng là điều cần thiết. Nhận thức được điều đó, toàn thể cán bộ trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Tân Hiệp luôn nỗ lực tăng cường mở rộng nguồn vốn phù hợp với điệu kiện kinh tế xã hội địa phương.

Trong thời gian qua, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện huyện Tân Hiệp không ngừng tăng trưởng, điều này cho thấy quy mô của ngân hàng đang dần được mở rộng, ngân hàng đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngày càng nhiều. Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng tăng dần tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động vẫn còn thấp so với vốn điều chuyển. Điều này sẽ là một bất lợi đối với ngân hàng bởi vì chi phí cho vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều so với chi phí vốn huy động, từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện huyện Tân Hiệp gồm hai bộ phận chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, tổng nguồn vốn năm 2011 của ngân hàng là 759.733 triệu đồng, tăng lên 906.001 triệu đồng vào năm 2012 với tốc độc tăng là 19,25% tương đương khoản 146.268 triệu đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 1.057.162 triệu đồng, với tốc độ tăng là 16,68% tương đương khoản 151.161 triệu đồng so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 980.659 triệu đồng, tăng nhẹ 9.287 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng với tốc độ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương và phù hợp với sự phát triển kinh doanh của ngân hàng.

28

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Agribank huyện Tân Hiệp giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 TGTK: Tiền gửi tiết kiệm

TGKBNN: Tiền gửi kho bạc nhà nước GTCG: Giấy tờ có giá

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 6 tháng đầu 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 năm 2013 năm 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 236.439 278.348 315.345 267.832 304.206 41.909 17,73 36.997 13,29 36.374 13,58 TGTK khách hàng 218.727 252.303 246.676 245.724 288.483 33.576 15,35 -5.627 -2,23 42.759 17,40 TGKBNN 15.387 21.644 63.087 13.293 15.391 6.257 40,66 41.443 191,48 2.098 15,78 GTCG 2.264 4.374 5.543 8.797 325 2.110 93,20 1.169 26,73 -8.472 -96,31 Tiền gửi khác 61 27 39 18 7 -34 -55,74 12 44,44 -11 -61,11 Vốn điều chuyển 523.294 627.653 741.817 703.540 676.453 104.359 19,94 114.164 18,19 -27.087 -3,85 Tổng 759.733 906.001 1.057.162 971.372 980.659 146.268 19,25 151.161 16,68 9.287 0,96

29

Từ bảng số liệu cho thấy rằng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng khá thấp so với vốn điều chuyển, chiếm dưới 40% trong tổng nguồn vốn, đồng thời tỷ trọng này đang tăng dần, do đặc điểm của huyện người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, tâm lý ưa giữ tiền mặt nên hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên ta thấy rằng vốn huy động không ngừng tăng lên, đây là điều đáng mừng, đồng thời ngân hàng cần có biện pháp tăng tỷ trọng, mở rộng và gia tăng nguồn vốn huy động là điều cần thiết.

Vốn huy động

Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động đang chiếm dưới 40% và vốn huy động có xu hướng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng ổn định. Cụ thể, vốn huy động năm 2011 là 236.439 triệu đồng, sang năm 2012 vốn huy động là 278.348 triệu đồng, tăng 41.909 triệu đồng so với năm 2011, tăng với tốc độ là 17,79%. Sang năm 2013, vốn huy động là 315.206 triệu đồng, tăng 36.997 triệu đồng, tốc độ tăng 13,29% so với năm 2012, nhưng tốc độ tăng chậm lại. Nguyên nhân có sự tăng trưởng như vậy là do năm 2012 nền kinh tế Kiên Giang đang trên đà phát triển tốt, nền kinh tế vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao, sản xuất nông nghiệp địa phương tiếp tục phát triển thuận lợi, sản xuất lúa Đông Xuân và Hè Thu vượt kế hoạch đề ra, sản xuất công nghiệp với lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản phát triển tốt. Tuy năm 2011, NHNN ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định về mức trần lãi suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam là 14% vào ngày 03/03/2011, và sau đó là bổ sung cụ thể hơn ở thông tư 30/2011/TT- NHNN ngày 28/09/2011, nhưng tận dụng được sự phát triển của địa phương và cùng với sự nổ lực của cán bộ trong ngân hàng thì sang năm 2012, vốn huy động tăng nhưng với tốc độ không lớn. Đứng trước áp lực hơn 6 lần thay đổi lãi suất của NHNN, lãi suất huy động liên tục giảm, đến tháng 6 năm 2012 lãi suất giảm từ 11%/năm xuống còn 9%/năm ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác huy động của ngân hàng, lãi suất liên tục giảm tác động đến tâm lý của khách hàng. Riêng 6 tháng đầu 2013, vốn huy động là 267.832 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2014 thì vốn huy động tăng lên đạt 304.206 triệu đồng, đã tăng 36.374 triệu đồng tốc độ tăng là 13,58% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do huy động từ tiền đền bù Quốc lộ 80B của người dân hai xã là Thạnh Trị và Thạnh Đông A. Tuy nhiên, hầu hết là không bền vững thời gian gửi ngắn và là nguồn để chờ mua đất sản xuất và mua nhà ở của các hộ được đền bù. Mặt khác, hiện còn một số nguồn lớn như Kho bạc, công ty xổ số,...cũng có nguy cơ rút bất cứ lúc nào.

Mặc dù trong năm 2014, kinh tế huyện vẫn phát triển ổn định nhưng với lãi suất huy động giảm xuống còn 5%/năm cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, lãi suất giảm làm cho khách hàng không muốn gửi tiền vào ngân hàng nữa mà sẽ mang tiền đi đầu tư khác để sinh lời. Nhưng tuy ngân hàng đứng trước tình hình khó khăn do lãi suất thay đổi liên tục, nhưng với lợi thế là ngân hàng hoạt động lâu năm, có uy tính và sự nổ lực của các cán bộ ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp huy động vốn hiệu quả nên ngân hàng vẫn giữ

30 được tốc độ tăng trưởng trong vốn huy động.

Vốn điều chuyển

Bên cạnh đó thì vốn điều chuyển (đây là nguốn vốn chủ yếu của ngân hàng chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng) cũng tăng qua các năm. Cụ thể là vốn điều chuyển của ngân hàng năm 2011 là 523.294 triệu đồng tăng lên 627.653 triệu đồng năm 2012, đã tăng 104.359 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 19,94%. Sang năm 2013 vốn điều chuyển vẫn tiếp tục tăng lên đạt mức 741.817 triệu đồng đã tăng 114.164 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng nhẹ 18,19% so với năm 2012. Nguyên nhân, trong thời gian qua, nhìn chung tình hình kinh tế huyện phát triển ổn định, nhu cầu tín dụng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh cũng tăng lên, trong khi đó lượng vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu, nên ngân hàng đã sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để tăng nguồn vốn huy động, chủ động được nguồn vốn cho vay, đồng thời giảm chi phí từ vốn điều chuyển. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 vốn điều chuyển của ngân hàng là 676.453 triệu đồng, đã giảm nhẹ 27.087 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 3,85% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong thời gian này các cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã tích cực huy động vốn tốt nên có phần làm cho vốn điều chuyển có xu hướng giảm.

4.1.2 Tình hình vốn huy động của Ngân hàng

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là nguồn tiền quan trọng mà ngân hàng cần khai thác nhằm tạo lập nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vốn huy động có chi phí thấp hơn nhiều so với vốn điều chuyển, vì vậy ngân hàng luôn tăng cường công tác huy động vốn, tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn nhằm làm giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp gồm có 2 thành phần chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi khách hàng và vốn huy động từ các tổ chức kinh tế như kho bạc nhà nước và giấy tờ có giá. Để thấy được tình hình huy động vốn của ngân hàng trong những năm gần đây và sự biến động trong cơ cấu vốn huy động, chúng ta sẽ phân tích vốn huy động của ngân hàng theo từng thành phần kinh tế sau:

Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng (chiếm trên 90%). Dựa vào bảng 4.2 ta thấy, nhìn chung thì tiền gửi tiết kiệm (TGTK) của khách hàng tăng giảm không đồng đều. Cụ thể là năm 2011 TGTK của khách hàng là 218.727 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 252.303 triệu đồng, đã tăng 33.576 triệu đồng, tăng với tốc độ 15,35% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, NHNH liên tục điều chỉnh lãi suất huy động, đến tháng 6 năm 2012, lãi suất huy động bằng VND chỉ còn 9%/năm, lãi suất giảm cộng với sản xuất kinh doanh của người dân không được thuận lợi như năm 2011 đã làm cho tốc độ tăng vốn huy động chậm. Nhưng sang năm 2013 thì TGTK của khách hành giảm nhẹ xuống còn 246.676 triệu đồng, giảm 5.627 triệu đồng

31

tương đương 2,23% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, sản xuất người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão, đồng thời lãi suất huy động tiếp tục giảm còn 7-8%/năm, điều này làm cho người dân hạn chế gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng tiền mang đi đầu tư khác, làm cho vốn huy động giảm nhẹ. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì TGTK của khách hàng là 288.483 triệu đồng tăng 42.759 triệu đồng tương đương 17,40% so với cùng kỳ năm 2013.

Ngoài TGTK của khách hàng thì nguồn vốn huy động còn có tiền gửi kho bạc Nhà nước (TGKBNN), giấy tờ có giá (GTCG),tiền gửi khác. Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn huy động nhưng lại ảnh hưởng đến sự biến động của cơ cấu vốn huy động. Do tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tăng giảm không đều nhưng lại biến động không lớn trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, bên cạnh đó nhờ sự tăng liên tục của TGKBNN và GTCG đã làm cho vốn huy động tăng trưởng với tốc độ ổn định như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)