KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 74 - 76)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua việc phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn vốn, hoạt động tín dụng và tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó tác giả đã đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, giảm thiểu nợ xấu và nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng.

NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp trong thời gian qua đã không ngừng nổ lực, phấn đấu để đạt kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng sau đó lại giảm xuống, nhưng giảm không nhiều, mặc dù với chiến lược kinh doanh hợp lý, đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao nhưng trong thời gian qua tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và của Huyện Tân Hiệp nói riêng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức nên đã làm cho kết quả kinh doanh ngân hàng có xu hướng giảm.

Tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng đều tăng trưởng qua các năm, vốn huy động không ngừng tăng lên, đây là điều rất đáng khích lệ, nhưng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp, vì vậy ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa trong công tác huy động vốn để chủ động được nguồn vốn, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011-6T/2014 thấy rằng tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của của ngân hàng đều tăng qua các năm, riêng doanh số cho vay và dư nợ ở 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm nhẹ.

Qua việc phân tích tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011-6T/2014 thấy nợ xấu của ngân có xu hướng tăng dần, đặc biệt là năm 2012 nợ xấu tăng đột biến, đây là dấu hiệu không tốt đối với ngân hàng. Do nền kinh tế huyện cũng gặp không ít khó khăn thông qua việc phân tích các tỷ số tài chính, tình hình nợ xấu của ngân hàng tăng dần qua các năm nhưng các chỉ số tài chính biến động nhẹ tăng giảm không đồng đều nhưng vẫn ở mức rất thấp cho thấy được chất lượng hoạt động tín dụng khá tốt của ngân hàng. Vì vậy, trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động, các tổ chức tài chính cạnh tranh gay gắt đòi hỏi toàn thể cán bộ ngân hàng cần phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định vị thế của mình.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Việc xử lý nợ xấu không phải là trách nhiệm của riêng ngân hàng mà cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng. Nhà nước cần hoàn thiện một môi trường pháp lý ổn định, tạo thuận lợi cho cả ngân hàng và người dân để các vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

65

Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp lý đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn cản trở lẫn nhau, gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của ngân hàng. Cần xem xét, sửa đổi bổ sung một số điều luật đã ban hành để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.

Nhà nước cần có những biện pháp bảo đảm môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế. Nhà nước cần có những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Chính quyền địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn và hỗ trợ tốt cho ngân hàng trong việc cung cấp và xác nhận thông tin về khách hàng vay vốn một cách chính xác và đầy đủ. Từ đó giúp ngân hàng đánh giá đúng về tư cách cũng như năng lực của khách hàng để đưa ra quyết định cho vay đúng và thu hồi nợ đạt hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ sao cho rút ngắn thời gian và thủ tục.

Các đơn vị hữu quan nên tiếp tục đưa cán bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất hiệu quả vào áp dụng thực tiễn thông qua các chương trình tập huấn khuyến nông, khuyến ngư định kỳ của địa phương. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả làm việc của đơn vị liên quan trong công tác phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục hậu quả của dịch bệnh để người dân an tâm và sản xuất đạt hiệu quả đảm bảo thu nhập và khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước

Trước hết là ngân hàng cấp trên cần phải ban hành các văn bản, chính sách, quy định ban hành phải rõ ràng, sát thực, kịp thời cho các ngân hàng chi nhánh để ngân hàng cấp dưới chấp hành, thay đổi chính sách kịp thời.

Cần tập trung xem xét, nghiên cứu sự biến động của kinh tế trong và ngoài nước nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng để kịp thời ban hành những chiến lược, chính sách phù hợp với môi trường kinh doanh, thông tin kịp thời tạo điều kiện tốt cho chi nhánh hoạt động thuận lợi.

Phát động phong trào thi đua, khen thưởng tập thể cá nhân đạt thành tích tốt nhằm khuyến khích tinh thần các cán bộ, nhân viên. Thường xuyên mở các lớp đào tạo lại cán bộ, cần ban hành các tiêu chuẩn về đạo đức cán bộ trong hệ thống NHNo&PTNT và nhất là cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng. Đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ tâm huyết với nghề nghiệp sẽ là điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng.

6.2.3 Đối với NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang

Hiện nay ở địa bàn huyên Tân Hiệp có rất nhiều tổ chức tín dụng mới xuất hiện với cơ sở hạ tầng tốt, trong khi đó NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp thành lập đã lâu nên hiện nay có cơ sở hạ tầng có phần xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì phần đất phía trước của NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp đang rao bán. Nên nay kiến nghị đối với NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang có thể cho mua lại phần đất bến xe trước cửa Ngân hàng và có kế hoạch cho xây dựng lại trụ sở nơi làm việc tốt hơn.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ-Ngân hàng. Nhà xuất

bản Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Phạm Nguyễn Anh Khoa, 2013. Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vũng Liêm – PGD Cầu Mới. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại Học Cần Thơ

6. Nguyễn Thanh Hoài, 2012. Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học

Cần Thơ.

7. Thông tư 02/2013/TT- NHNN ban hành ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại tài sản có, phương pháp trích

lập dự phòng rủi ro và việc xử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Thông tư 13_2010/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 05 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

9. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quyết định về việc ban hành quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

10. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, chính sách tín dụng phục vụ phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)