Phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 57 - 59)

Sau khi tìm hiểu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo thành phần kinh tế, chúng ta cũng không thể quên phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế. Qua bảng số liệu 4.5 ở trên và 4.10 dưới đây, ta thấy rằng những ngành nào có dư nợ càng cao thì nợ xấu cũng cao do những nguyên nhân khác nhau. Chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế để xem chất lượng hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng như thế nào.

Dựa vào bảng số liệu 4.10 ta thấy được nợ xấu chỉ có ở thành phần đối tượng là hộ sản xuất- cá nhân. Cũng như nợ xấu theo thời hạn thì nợ xấu của hộ sản xuất- cá nhân cũng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, nợ xấu của hộ sản xuất- cá nhân vào năm 2011 là 154 (theo điều 7 của Quyết định 493 năm 2005 /QĐ -NHNN)) triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu tăng vọt lên đạt mức 1.430 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005 /QĐ -NHNN), tăng 1.276 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng mạnh là 828,57% so với năm 2011. Sang năm 2013, nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng lên đạt 1.581 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005 /QĐ -NHNN), tăng 151 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng nhẹ là 10,56% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngân hàng là tăng cao đạt mức 12.256 triệu đồng (theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN) trong khi đó cùng kỳ năm 2013 chỉ có 1.655 triệu đồng (theo Quyết định 493/2005 /QĐ -NHNN). Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng vọt vào năm 2012 là do ảnh hưởng mưa lũ trong những tháng gần cuối năm 2012 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông hộ và cá nhân. Đồng thời trong năm 2013 chi phí tăng cao làm ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nên làm cho nợ xấu của ngân hàng đã tăng liên tục. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng cao là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến nợ xấu tồn đọng của các năm trước và ảnh hưởng của giá cả các mặt hàng nông sản làm ảnh hưởng đến tài chính của các hộ sản xuất- cá nhân nên họ không có khả năng trả nợ làm cho nợ xấu tăng cao. Ngoài ra còn do vào ngày 1 tháng 6 năm 2014 ngân hàng áp dụng Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà Nước làm cho nợ xấu của TCTD sẽ tăng cao hơn so trước do chuẩn mực về phân loại nợ thay đổi. Nên ta thấy nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN cao hơn nợ xấu theo Quyết định 493.

48

Bảng 4.10 Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại Agribank huyện Tân Hiệp

giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Hộ gia đình - cá nhân 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,53

Doanh nghiệp - - - -

49

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 57 - 59)