Ngân hàng chi nhánh huyện Tân Hiệp cho vay để trồng trọt; chăn nuôi heo; thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng; xây dưng dựng nhà ở; buôn bán lẻ; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; nghệ thuật vui chơi giải trí; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước sạch; hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân. Nhưng cho vay chủ yếu là nông nghiệp, buôn bán và bán lẻ đặc biệt nhiều nhất là cho vay tiêu dùng nên nợ xấu chỉ có ở mấy ngành kinh tế trên. Để biết rõ hơn tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng ta phân tích bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy được nợ xấu phân theo mục đích sử vốn cũng biến động như nợ xấu theo thời hạn và thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó nợ xấu của ngành nông nghiệp năm 2011 là 47 triệu đồng (theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) đến năm 2013 thì giảm xuống chỉ còn 15 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN). Nguyên nhân là do từ năm 2011, ngân hàng chủ trương giảm cho vay trung và dài hạn để giảm dần nợ xấu, đồng thời tình hình sản xuất kinh doanh của nông hộ gặp nhiều thuận lợi, giá lúa, tôm tăng cao, sản xuất được mùa,… cùng với tâm lý trả nợ đúng hạn sẽ được giải ngân sớm, ở NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp đối với những khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ được ưu tiên giải quyết cho vay trong ngày hôm sau. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu tăng lên đạt mức 3.705 triệu đồng (theo Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước). Nguyên nhân là do trong năm giá cả các mặt hàng nông sản sụt giảm biến động không ổn định, ngoài ra còn ảnh hưởng của thiên tại dịch bệnh làm cho năng suất nông sản sụt giảm, chi phí thuốc trừ sâu và phân bón cao nên làm lợi nhuận của người nông dân thấp, ảnh hưởng tới khả năng tài chính của người nông dân dẫn đến họ không có khả năng trả nợ nên làm cho nợ xấu tăng mạnh.
Buôn bán và bán lẻ: Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của ngành buôn bán và bán lẻ chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nợ xấu của ngân hàng, chiếm trên 20% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Nhìn chung thì nợ xấu của ngành buôn bán và bán lẻ tương đối ổn định qua các năm ở mức 350 triệu đồng (theo Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN). Nguyên nhân là do sự biến động của nền kinh tế thị trường tuy không làm ảnh hưởng đến các cá nhân buôn bán nhỏ lẻ, họ không lời cũng không lỗ nhưng lại buôn bán không được nhộn nhịp như trước nữa nên khả năng trả nợ cũng ít lại do họ không buôn bán được nhiều nên làm cho nợ xấu cũng ở hoài một chỗ không biến động. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu của ngành bán buôn và bán lẻ tăng đạt 4.350 triệu đồng (theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của giá cả thị trường bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của thời tiết bão lũ lụt…đã ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người dân do họ sản xuất không đạt hiệu quả, nên nhu cầu mua sắm chi tiêu cũng có phần hạn chế lại, họ suy nghĩ như vậy thì sẽ có thể tiết kiệm phần nào chi phí cho gia đình, chính vì vậy mà làm cho thị trường buôn bán và bán lẻ có phần gặp khó khăn, người mua ngày càng ít và không ổn định đã làm cho các cá nhân buôn bán nhỏ khó làm ăn hoặc buôn bán chậm thu hồi vốn lâu nên ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng tài
50
Bảng 4.11 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng tại Agribank huyện Tân Hiệp
giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013
6 tháng đầu năm 2014
2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 47 0 15 0 3.705 -47 - 15 - 3.750 -
Bán buôn và bán lẻ 0 350 350 350 4.350 350 100,00 0 0,00 4.000 1.142,86
HĐTD và chi tiêu cá nhân 107 1.080 1.216 1.305 4.201 973 909,35 136 12,60 2.896 221,92
51
chính của họ nên làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các nhà buôn bán nhỏ và bán lẻ. Ngoài ra thì do nợ xấu tồn đọng của mấy năm trước.
Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân: Ngân hàng cho vay chủ yếu là hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân nên đây cũng là ngành có nhiều nợ xấu nhất chiếm trên 70% tổng nợ xấu của ngân hàng. Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy, nợ xấu của ngành hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, nợ xấu năm 2011 là 107 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005 /QĐ -NHNN), sang năm 2012 tăng lên đạt mức 1.080 triệu đồng (theo Quyết định 493/2005 /QĐ -NHNN) đã tăng 973 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng đột biến là 909,35% so với năm 2011. Sang năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng lên đạt mức 1.216 triệu đồng (theo Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN) đã tăng 136 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 12,59% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng cao đạt 4.201 triệu đồng (theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Nguyên nhân là do khách hàng của ngân hàng chủ yếu là nông dân, họ vay tiền để tiêu dùng chủ yếu là xây dựng và sửa chữa nhà cửa nhưng giá cả của các mặt hàng như sắt, xi măng, gạch, cát đá,... cũng tăng cao, nên chi phí tiêu dùng của người dân càng cao, nên người dân vay càng nhiều để tiêu dùng, nhưng trong khi đó nguồn thu chủ yếu của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp do đặc điiểm địa bàn huyện Tân Hiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhưng ảnh hưởng của thời tiết bão lũ lụt và chi phí đầu vào tăng cao làm cho nguồn thu của người dân gặp nhiều khó khăn nên người vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng điều đó đã làm cho nợ xấu tăng nhanh đột biến.