Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 64)

Đây là lá chắn thứ 2 của ngân hàng trước nợ xấu phát sinh, Thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lí rủi ro, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vũng Liêm cũng căn cứ vào quy định này và chỉ đạo, hướng dẫn của ngân hàng cấp trên trong việc quản trị nợ xấu còn lại tại ngân hàng. Tại chi nhánh, nguồn DPRR chủ yếu được sử dụng để xử lí những món nợ còn tồn lại trong nhóm 5 đã quá 365 ngày, bên cạnh đó đối với những món nợ sau khi phát mãi tài sản không đủ để bù đắp vào nợ gốc cho ngân hàng thì chi nhánh sẽ sử dụng lượng dự phòng này để bù đắp vào món nợ đó. Đối với các món nợ đã được xử lí rủi ro thu hồi được thì lượng dự phòng sẽ được đưa vào khoản mục thu nhập, góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp gai đoạn 2011-6T/2014

55

Mức tăng giảm của dự phòng rủi ro phụ thuộc vào 2 hướng tăng giảm của tổng dư nợ và mức tồn đọng nợ xấu trong năm của ngân hàng, với tổng dư nợ cũng như nợ xấu phát sinh trong năm 2011 là thấp nhất nên lượng dự phòng trong năm cũng đạt ở mức thấp nhất chỉ với 584 triệu đồng, nhưng dần về sau với xu hướng tăng từ 2 phía đã là cho lượng trích lập DPRR tăng cao ở năm 2012 mức trích dự phòng là 3.548 triệu đồng, và 5.461 triệu đồng trong năm 2013 và 6.979 trong 6 tháng đầu năm 2014. Với bản chất là ngân hàng cho nông nghiệp hoạt động tại một huyện có bản chất thuần nông vì thế nhu cầu vốn tại địa bàn trên mỗi món tương đối nhỏ, nên các món vay không đảm bảo chiếm phần lớn trong các món nợ tại ngân hàng, bên cạnh đó với việc phát sinh một lượng rất lớn nợ xấu trong năm 2012 cũng là nguyên nhân làm lượng trích dự phòng trong năm đạt cao nhất nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động, dần về sau lượng nợ xấu ngày càng tăng đáng kể là một nguyên nhân làm tăng các khoản dự phòng trong năm 2013 cũng như trong 6 tháng đầu năm năm 2014. Với mức tăng lớn của các khoản trích lập dự phòng cho thấy ngân hàng trong giai đoạn qua đã gặp những rủi ro lớn, đặt biệt là trong năm 2012 và đầu năm 2014, bên cạnh đó cũng cho thấy ngân hàng cũng đã chủ động trước tình trạng phát sinh nợ xấu tại ngân hàng, luôn xem trọng việc trích lập lá chắn thứ 2 này đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh ngân hàng trong thời gian vừa qua.

4.3.6 Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn - chi nhánh huyện Tân Hiệp

Qua phân tích với những số liệu thô cơ bản đã thể hiện được những biến động của từng chỉ tiêu liên quan đến tình hình hoạt động tín dụng cũng như rủi ro tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp. Thông qua những tỷ số tài chính sẽ đánh giá đúng thực chất rủi ro tại ngân hàng có vượt qua những giới hạn nhất định nhằm đảm bào an toàn cho tổ chức tín dụng được quy định trong những văn bản mà NHNN đã ban hành. Từ đó giúp chi nhánh ngân hàng thấy rõ được thực trạng để có những biện pháp giải quyết kịp thời.

4.3.6.1 Dư nợ/VHĐ

Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt đối với ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp, chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy mức độ sử dụng vốn huy động động kém hiệu quả. Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy rằng chỉ tiêu này của ngân hàng là khá cao và có xu hướng tăng dần, điều này cho thấy rằng khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng cón khá thấp, đa phần là phải sử dụng thêm vốn điều chuyển từ trên xuống và phải trả thêm chi phí cho lượng vốn này, sự tự chủ trong vốn huy động thấp, chính vì vậy mà chi phí hoạt động tín dụng sẽ cao. Cụ thể năm 2011, chỉ tiêu này là 3,15 (lần), tức trong bình quân 3,15 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên đạt 3,24 (lần) tức bình quân 3,24 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Và chỉ tiêu này vẫn duy trì 3,24 (lần) vào năm 2013.

56

Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình RRTD tại ngân hàng giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu 2014

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2013 năm 2014 1. Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 236.439 278.348 315.345 267.832 304.206 2. DSCV Triệu đồng 1.109.636 1.324.790 1.656.184 831.246 753.950 3.DSTN Triệu đồng 1.038.151 1.167.817 1.537.245 795.854 849.514 4. Dư nợ Triệu đồng 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915 5. Nợ xấu Triệu đồng 154 1.430 1.581 1.655 12.256 6.Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 102 103 877 895 2.377 7. DPRRTD Triệu đồng 584 3.548 5.461 4.823 6.979 Dư nợ trên VHĐ (4/1) Lần 3,15 3,24 3,24 3,50 3,04 Hệ số thu nợ (3/2) % 93,56 88,15 92,82 95,74 112,68 Hệ số RRTD (5/4) % 0,02 0,16 0,15 0,18 1,32 Hệ số khả năng mất vốn(6/4) % 0,01 0,01 0,09 0,10 0,26 Hệ số dự phòng RRTD(7/4) % 0,08 0,39 0,53 0,51 0,75 Hệ số khả năng bù đắp RRTD (7/5) Lần 3,79 2,48 3,45 2,91 0,57

57

Riêng 6 tháng đầu năm 2014, chỉ tiêu này là 3,04 (lần) tức bình quân 3,04 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với cùng kỳ năm 2013. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, chỉ tiêu này giảm so với cùng kỳ 2013, điều này chứng tỏ sự tự chủ trong nguồn vốn của ngân hàng đang tăng lên.

Trong giai đoạn qua, vốn huy động của ngân hàng thì có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng ta thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động thì đang tăng dần điều này chứng tỏ dư nợ của ngân hàng tăng dần qua các năm và có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Vì vậy ngân hàng cần cố gắn hơn nữa trong công tác huy động vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân và để giảm chi phí và tăng lợi nuận.

4.3.6.2 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho vay của ngân hàng, xem khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, đồng thời đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ. Chỉ tiêu này bị tác động bởi doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy rằng chỉ tiêu này khá cao và tăng giảm không đều trong giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể, hệ số thu nợ năm 2011 là 93,56% (có nghĩa là trong 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu hồi được 93,56 đồng), hệ số này giảm xuống còn 88,15% (có nghĩa là trong 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu hồi được 88,15 đồng) vào năm 2012. Trong năm 2012 tuy doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng khá nhanh nhưng do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên đã làm cho chỉ tiêu này đã giảm so với năm 2011. Sang năm 2013, hệ số thu nợ tăng lên 92,82% (có nghĩa là trong 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu hồi được 92,82 đồng). Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, hệ số thu nợ là 112,86% (có nghĩa là trong 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu hồi được 112,86 đồng) so với cùng kỳ 2013.

Tuy hệ số thu nợ tăng giảm không đều qua các năm nhưng hệ số này vẫn ở mức rất cao, điều này cho thấy được sự cố gắng của các cán bộ nhân viên của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.

4.3.6.3 Hệ số rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng môt cách rõ ràng nhất. Tỷ số này càng thấp càng tốt. Ta thấy rằng hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp dưới 1% trong giai đoạn 2011-2013 và tỷ lệ này tăng dần qua các năm. Đây là tín hiệu không tốt cho ngân hàng. Trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp đã nổ lực rất nhiều để giảm dần tỷ lệ nợ xấu nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên mục tiêu đó vẫn chưa đạt được, nhưng nhìn chung thì hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn ở mức rất thấp cho thấy được sự nổ lực của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng, ngoài ra ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản lý, thu hồi nợ, giảm rủi ro cho ngân hàng. Cụ thể, hệ số rủi ro tín dụng năm 2011 là 0,02% (có nghĩa là trong 100 đồng dư nợ của ngân hàng thì có 2 đồng là nợ xấu), tỷ lệ

58

này tăng lên 0,16% (có nghĩa là trong 100 đồng dư nợ của ngân hàng thì có 0,16 đồng là nợ xấu) vào năm 2012 và giảm xướng còn 0,15% (có nghĩa là trong 100 đồng dư nợ của ngân hàng thì có 0,15 đồng là nợ xấu) vào năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, hệ số rủi ro tín dụng là 1,32% (có nghĩa là trong 100 đồng dư nợ của ngân hàng thì có 1,32 đồng là nợ xấu). Nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng thông tư 02 trong việc phân loại lại nhóm nợ nên làm cho nợ xấu tăng cao. Bên cạnh đó thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang tiến triển tốt nên làm cho dư nợ có xu hướng giảm. Kết quả này cho thấy công tác thu nợ của đơn vị đạt hiệu quả nhưng nợ xấu vẫn có tồn tại tương đối hơi nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

4.3.6.4 Hệ số khả năng mất vốn

Các món nợ được xếp vào nhóm nợ có khả năng mất vốn được xem như là những quả bom nổ chậm trong hoạt động của ngân hàng, vì thế bằng mọi cách các ngân hàng luôn hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ này trong hoạt động của mình. Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp các món nợ có khả năng mất vốn ở một tỷ lệ thấp dưới 0,03%, điều này cho thấy được ý thức trả nợ của người dân, làm tăng uy tín của khách hàng vay đối với ngân hàng. Đồng thời cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng rất tốt.

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng tăng giảm qua từng năm. Năm 2011 và năm 2012, hệ số khả năng mất vốn là 0,01% (có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ sẽ có 0,01 đồng là nợ có khả năng mất vốn). Sang năm 2013 hệ số khả năng mất vốn tăng lên đạt mức 0,09% (có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ sẽ có 0,09 đồng là nợ có khả năng mất vốn) tăng 0,08% so với 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, còn hệ số khả năng mất vốn là 0,26% (có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ sẽ có 0,26 đồng là nợ có khả năng mất vốn), hệ số này tăng lên 0,16% so với cùng kỳ năm 2013. Tình hình nợ khả năng mất vốn của ngân hàng biến động qua từng năm và có xu hướng tăng dần, vì vậy ngân hàng cần chú trọng nhắc nhở khách hàng hơn nữa, đẩy mạnh hơn công tác thu hồi nợ để giảm dần tỷ lệ nợ xấu để giảm thiểu và ngăn chặn sự gia tăng của nợ có khả năng mất vốn.

4.3.6.5 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

Hệ số này đánh giá khả năng bảo đảm an toàn tín dụng thông qua lá chắn thứ 2 của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì khả năng đảm bảo an toàn khi rủi ro xảy ra là không cao, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì sẽ làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng vì sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn. Vì vậy ngân hàng phải giữ chỉ tiêu này ở mức vừa phải nhằm đảm bảo lợi nhuận cũng như an toàn cho ngân hàng. Hệ số dự phòng rủi ro biến động tương ứng với những biến động của nợ xấu nên mức trích lập dự phòng của chi nhánh cũng biến động tương tự, lượng trích lập của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể, hệ số dự phòng RRTD năm 2011 là 0,08%, có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ sẽ được đảm bảo bằng 0,08 đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Ta thấy tỉ lệ này hơi thấp, nếu có rủi ro xảy ra thì khả năng an toàn không cao. Sang năm 2012 thì tăng lên 0,39%, đã tăng 0,31% so với năm 2011, có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ sẽ được đảm bảo bằng 0,39 đồng dự

59

phòng rủi ro tín dụng. Sang năm 2013 hệ số dự phòng RRTD tiếp tục tăng lên 0,53% có nghĩa là cứ 100 đồng dư sẽ được đảm bảo bằng 0,53 đồng dự phòng rủi ro tín dụng, đã tăng 0,14% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 là 0,75% đã tăng so với cùng kỳ năm 2013, có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ sẽ được đảm bảo bằng 0,75 đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Với tỷ lệ trích lập không ngừng tăng cho thấy ngân hàng luôn rất quan tâm về biến động tại chi nhánh thông qua chỉ tiêu nợ xấu tương ứng với nền kinh tế đang biến động, để đảm bảo an toàn chi nhánh đã tăng lượng trích lập nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên với mức trích tăng qua các năm cho thấy ngân hàng tốn thêm chí phí, dẫn đến việc sử dụng vốn đôi khi kém hiệu quả.

4.3.6.6 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Chỉ tiêu này phản ánh thực tế việc đảm bảo an toàn của tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh tính chủ động hay bị động của ngân hàng trong trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ xấu tăng lên, nếu hệ số này càng cao thì cho thấy ngân hàng càng chủ động trong trường hợp khách hàng không hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Đối với chi nhánh chỉ tiêu này biến động không ngừng, 1 đồng nợ xấu thì trong năm 2011 được bảo đảm bằng 3,79 đồng dự phòng rủi ro, tương ứng với năm 2012 là 2,48 đồng, năm 2013 là 3,45 đồng và đầu năm 2014 chỉ có 0,57 đồng. Trong năm 2011 với tỷ lệ đảm bảo cao nhất chủ yếu là do trong năm nợ xấu của ngân hàng đạt mức rất thấp, từ năm 2011 về sau tỷ lệ đảm bảo đã giảm dần mặc dù mức trích dự phòng rui ro và nợ xấu tăng, nhưng tốc độ tăng của nợ xấu cao hơn tốc độ tăng dự phòng rủi ro.

Nhìn chung thì hệ số khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm, còn ngân hàng thì luôn muốn giành thế chủ động khi có rủi ro xảy ra nên hệ số khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng luôn được ngân hàng duy trì ở mức khá cao để có thể đảm bảo an toàn khi nợ xấu tăng cao.

60

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP 5.1 HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Hệ thống thông tin khách hàng chưa hoàn thiện, các thông tin không được cập nhật thường xuyên vừa chậm vừa thiếu không đáp ứng được nhu cầu. Các kênh thông tin khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng lại ở

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)