Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 49)

Trong những năm qua tình hình kinh tế của Kiên Giang nói chung và của huyện Tân Hiệp nói riêng phát triển ổn định, đời sống người dân tăng lên đáng kể, huyệnTân Hiệp là vùng đất màu mỡ, đời sống người dân chủ yếu là sản xuất nông nông nghiệp, với đặc điểm sản xuất theo mùa vụ và chu kỳ vốn ngắn nên Ngân hàng thường tập chung đầu tư vốn cho vay ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn: Dựa vào hình bảng 4.6 cho thấy DSCV ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với doanh số cho vay trung và dài hạn, chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay. Đồng thời doanh số cho vay ngắn hạn tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 đạt 1.076.836 triệu đồng, doanh số này tiếp tục tăng lên 1.253.495 triệu vào năm 2012, đã tăng 176.659 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 16,41%. Nguyên nhân có sự tăng mạnh trong doanh số cho vay ngắn hạn là do đặc điểm của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và mua bán nhỏ nên khách hàng có nhu cầu vốn để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, đối tượng cho vay chủ yếu là phục vụ cho trồng lúa, thủy sản, buôn bán nhỏ và tiêu dùng. Đồng thời, ngân hàng thực hiện chính sách “tam nông” phục vụ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên lãi suất cho vay thường thấp hơn đối tượng khác từ 1-3%. Bên cạnh đó, do tỷ trọng nguồn vốn huy động còn thấp, nên ngân hàng thực hiện hiện chủ trương cho vay ngắn hạn để nhanh chóng thu hồi vốn, giảm chi phí, đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng cao. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên đạt mức 1.611.396 triệu đồng, đã tăng 375.901 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng nhanh là

40

Bảng 4.6 Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tại Agribank huyện Tân Hiệp giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 1.109.636 1.324.790 1.656.184 831.246 753.950 215.154 19,39 331.394 25,01 -77.296 -9,30

Ngắn hạn 1.076.836 1.253.495 1.611.396 814.056 744.106 176.659 16,41 357.901 28,55 -69.950 -8,59

41

28,55% so với năm 2012. Nguyên nhân là sang năm 2013, giá cả các mặt hàng không ổn định như giá của thực phẩm và đặc biệt là vật liệu xây dựng có phần tăng nhẹ, làm cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng tăng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay ngắn hạn là 744.106 triệu, giảm 69.950 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 8,59% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do mấy tháng cuối năm 2013 bước sang năm 2014, do ảnh hưởng thiệt hại bởi lũ, nên sản xuất lúa vụ ba của địa phương giảm, dẫn đến việc chi tiêu cũng như mở rộng các hình thức kinh doanh khác không còn nhộn nhịp như trước nên doanh số cho vay trong thời gian này có xu hướng giảm nhẹ như trên.

Doanh số cho vay trung và dài hạn: Qua bảng số liệu cho thấy rằng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Đồng thời doanh số cho vay trung và dài hạn tăng giảm không đều trong giai đoạn 2011-2013, riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay trung và dài hạn đã tăng trưởng trở lại, đây là tín hiệu tốt đối với những đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn với thời hạn dài đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2014. Cụ thể, doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 đạt 32.800 triệu đồng, doanh số cho vay này vào năm 2012 tăng nhanh đạt mức 71.295 triệu đồng, tăng 38.495 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 117,36% so với năm 2011. Sang năm 2013, tình hình doanh số cho vay trung và dài hạn là 44.788 triệu đồng, giảm 37,18% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sau năm 2013 ngân hàng giảm bớt cho vay đối với các đối tượng vay trung và dài hạn để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu, bởi đối tượng vay theo thời hạn trung và dài hạn chứa nhiều rủi ro nên ngân hàng chủ trương chú trọng xét duyệt cho những hồ sơ xin vay mới thuộc loại tín dụng này, ngân hàng chỉ cấp tín dụng trung và dài hạn cho các đối tượng khách hàng thân thiết, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay. Đồng thời, do tỷ trọng nguồn vốn huy động của ngân hàng còn thấp nên ngân hàng đã tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định cho vay và theo dõi chặt chẽ khoản vay này để đảm bảo an toàn vốn, chính điều này đã tạo nên rào cản lớn đối với các đối tượng muốn vay trung và dài hạn. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đạt 9.844 triệu đồng, tăng 7.693 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 357,65% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do cuối năm 2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã họp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn trong năm 2013, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản để đáp ứng nhu cầu vốn trong thới gian tới, chính vì thế ngân hàng đã giảm lãi xuất cho vay đối với các khoản cho vay trung và dài hạn xuống còn 12-13%/năm, điều này đã tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu vốn trung và dài tiếp cận dễ dàng hơn.

4.2.2.2 Dooanh số thu nợ theo thời hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu 4.7 ta nhận thấy rằng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn chiến tỷ trong cao hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn. Đồng thời, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm,

42

Bảng 4.7 Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tại Agribank huyện Tân Hiệp giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH-KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số thu nợ 1.038.151 1.167.817 1.537.245 795.854 849.514 129.666 12,49 369.428 31,63 53.660 6,74

Ngắn hạn 990.964 1.120.027 1.501.680 778.680 831.021 129.063 13,02 381.653 34,08 52.341 6,72

43

biến động theo doanh số cho vay và tổng doanh số thu nợ. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 là 990.964 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng lên đạt mức 1.120.027 triệu đồng đã tăng 129.063 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 13,02% so với năm 2011. Doanh số này tăng lên là do doanh số cho vay tăng, đồng thời tình hình sản xuất kinh doanh của huyện gặp nhiều thuận lợi, thu nhập người dân tăng lên, và cùng với sự nổ lực nhiệt tình của cán bộ ngân hàng đã làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Sang năm 2013 thì doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt mức 1.501.680 triệu đồng đã tăng 381.653 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng khá nhanh là 34,08% so với năm 2012. Ngân hàng đã thu các món lãi và gốc có hiệu quả, đối với các món chưa đến hạn ngân hàng cũng gởi giấy nhằm nhắc nhở khách hàng để chủ động tìm nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng, cho thấy ngân hàng đã có các kênh đầu tư có hiệu quả tại địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng 831.021 triệu đồng, tăng 52.341 triệu đồng tương đương tốc độ tăng nhẹ là 6,72% so với cùng kỳ 2013, do ảnh hưởng bởi các cơn bão đã làm tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2014 cũng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn: Dựa vào bảng 4.7 cũng cho ta thấy rằng doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dưới 10% tổng doanh số thu nợ. Đồng thời, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011, doanh số thu nợ trung và dài hạn là 47.187 triệu đồng, doanh số này vào năm 2012 là 47.790 triệu đồng, tăng 603 triệu đồng tương đương tốc độ tăng nhẹ là 1,28% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số này giảm xuống còn 35.565 triệu đồng, giảm12.225 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm nhanh là 25,58% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ trung và dài hạn là 18.493 triệu đồng, tăng 1.319 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 7,68% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong thời gian qua ngân hàng giảm vay trung và dài hạn kéo theo doanh số thu nợ cũng giảm theo, các khoản cho vay dài hạn vẫn chưa đến hạn, đồng thời trong thời gian qua cũng có khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng tồn kho nhiều, vòng quay vốn chậm dẫn đến việc trả nợ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, điều này được giải thích là do những khoản cho vay trung và dài hạn ở năm trước đã đến hạn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 làm cho doanh số thu nợ tăng lên so với cùng kỳ năm 2013.

4.2.2.3 Dự nợ theo thời hạn

Dư nợ ngắn hạn: Dựa vào bảng 4.8 ta thấy rằng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm. Cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 693.858 triệu đồng, dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 827.326 triệu, tăng 133.468 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 19,24% so với năm 2011. Sang năm 2013, dư nợ ngắn hạn là 937.042 triệu đồng, tăng 109.716 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 13,29% so với năm 2012.

44 Bảng 4.8 Tình hình dư nợ theo thời hạn tại Agribank huyện Tân Hiệp

giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915 156.973 21,05 118,939 13,18 -12.017 -1,28

Ngắn hạn 693.858 827.326 937.042 862.702 850.127 133.468 19,24 109.716 13,26 -12.575 -1,46

45

Riêng 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ ngắn hạn là 850.127 triệu, giảm 12.575 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm là 1,46% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trong giai đoạn này giảm nhẹ trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng nhưng với tốc độ không cao nên đã làm cho dư nợ giảm nhẹ. Cho thấy ngân hàng đang đẩy mạnh công tác thu hồi nợ.

Dư nợ trung và dài hạn: Dựa vào bảng 4.8 ta thấy, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (dưới 9%) và có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Do đầu năm 2014 ngân hàng thực hiện chủ trương giảm cho vay đối với đối với đối tượng vay trung và dài hạn để giảm rủi ro, chính vì vậy tình hình dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2011 dư nợ trung và dài hạn là 51.709 triệu đồng, sang năm 20112 dư nợ trung và dài hạn tăng đạt mức 75.214 triệu đồng, tăng 23.505 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 45,46% so với năm 2011. Sang năm 2013, dư nợ trung và dài hạn là 84.437 triệu đồng, tăng 9.223 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 12,26% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng thắt chặt tín dụng cho vay trung và dài hạn, nên doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, nhưng dư nợ trung và dài hạn lại tăng nhưng tăng không đáng kể chỉ tăng 310 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 0,74% so với cùng kỳ năm 2013.

4.3 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP - KIÊN GIANG

4.3.1 Phân tích nợ xấu theo thời hạn

Nợ xấu là một chỉ tiêu mà không bất kì một ngân hàng nào muốn xuất hiện trong quá trình hoạt động của mình, tuy nhiên việc phát sinh các món nợ xấu được xem như là một tình huống bất khả kháng. Vì thế các ngân hàng cần phải duy trì việc phát sinh thêm nợ xấu ở một giới hạn an toàn cho phép, nhằm tránh gây ra rủi ro cho chính ngân hàng.

Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy rằng tình hình nợ xấu của ngân hàng cũng chính là nợ xấu ngắn hạn đang tăng dần, đây là tín hiệu rất không tốt đối với đội ngũ cán bộ NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp mặc dù trong thời gian qua kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng gặp không ít khó khăn nhưng cũng đã kịp thời cố gắng khắc phục những khó khăn đó. Cụ thể, nợ xấu ngân hàng vào năm 2011 là 154 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), sang năm 2012 nợ xấu tăng vọt lên đạt mức 1.430 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), tăng 1.276 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng mạnh là 828,57% so với năm 2011. Sang năm 2013, nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng lên đạt 1.581 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), tăng 151 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng nhẹ là 10,56% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngân hàng là tăng cao đạt mức 12.256 triệu đồng (theo Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước) trong khi đó cùng kỳ năm 2013 chỉ có 1.655 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN). Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng là vì đây là hậu quả của nhiều vụ nhiều năm trước đây nhất là

46 Bảng 4.9 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại Agribank huyện Tân Hiệp

giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,53

Trung - dài hạn - - - -

47

từ năm 2011 đến nay khi mà khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta, đồng loạt các Ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi và tiền vay để chống lạm phát theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, lúc này các khách hàng vay và vay lại phải chịu một lãi suất rất cao, trong khi giá nông sản thấp, khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp thậm chí còn thua lỗ, kéo theo các ngành

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)