Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 61 - 64)

Khi đi vào từng nhóm nợ trong nợ xấu ta sẽ biết rõ hơn về tốc độ xử lý nhóm nợ này cũng như mức độ rủi ro tương ứng với từng nhóm nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): là nhóm đầu tiên trong nhóm nợ xấu, trong thời gian qua việc biến động tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2010 tuy nhiên bước sang năm 2011 thì ngân hàng đã không còn món nợ nào nằm trong nhóm này, sang năm 2012 thì nợ nhóm này tăng lên 477 triệu đồng so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 thì nợ nhóm này giảm xuống chỉ còn 246 triệu đồng đã giảm 213 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 44,65% so với năm 2012. Riêng 6 tháng cuối năm 2014 thì nợ nhóm này tăng lên 7.399 triệu đồng đã tăng 6.344 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 601,33%. Nguyên nhân làm cho nhóm nợ này tăng cao ở 6 tháng đầu năm 2014 là do các món nợ xấu trong năm 2014 chủ yếu là nợ từ nhóm 2 chuyển xuống do ngân hàng áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN có tiêu chí chặt chẽ trong việc phân loại nợ như sau: Các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 thuộc nhóm nợ xấu, thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn vẫn được xếp vào nhóm 2 theo Quyết định 493 chính vì thế mà làm cho nợ nhóm 3 của ngân hàng tăng cao đột biến kéo theo nợ xấu cũng tăng cao.

52

Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu theo từng nhóm nợ tại Agribank huyện Tân Hiệp

giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nợ nhóm 3 0 477 264 1.055 7.399 477 - -213 -44,65 6.344 601,33

Nợ nhóm 4 52 850 440 487 2.480 798 1.534,62 -410 -48,24 1.993 409,24

Nợ nhóm 5 102 103 877 113 2.377 1 0,98 774 751,46 2.264 2.003,54

53

Việc phát sinh các món nợ quá hạn hay nợ xấu cũng xuất phát từ thực hiện không tốt 2 nhiệm vụ phòng ngừa và thu nợ, về công tác phòng ngừa ban đầu vẫn còn nhiều thiếu sót từ khâu thẩm định ban đầu do còn thiếu thông tin về khách hàng cũng như hạn chế về sự am hiểu của CBTD trong các lĩnh vực đến khâu thẩm định sau cho vay do số lượng khách hàng trên mỗi CBTD nhiều. Bên cạnh với các biện pháp thu nợ chưa đa dạng dẫn đến gây ra khó khăn về thời gian xử lí, kéo theo các nhóm nợ quá hạn xuống thành nợ xấu. Với tình trạng biến động mạnh của nền kinh tế trong năm 2011 đã làm cho năm này trở thành năm tiêu điểm của các khoản nợ xấu.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Đây là những món nợ ngân hàng nghi ngờ là có khả năng mất vốn, vì thế việc hạn chế nhóm này cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên công tác này vào năm 2012 ngân hàng đã chưa thực hiện thật sự có hiệu quả, biểu hiện là nợ nhóm này tăng lên một cách đột. Cụ thể là năm 2011 thì nợ nghi ngờ của ngân hàng là 52 triệu đồng sang năm 2012 nợ nhóm này tăng lên đạt mức 850 triệu đồng đã tăng 798 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng kỷ lục là 1.534,62% so với năm 2011, đây là mức tăng kỷ lục trong các nhóm nợ. Nguyên nhân là do các món nợ này đều có giá trị lớn dùng để mua các loại máy móc, thiết cần thiết cho việc sản xuất tại điạ bàn và tất cả điều được đảm bảo bằng chính phương tiện mua được nên việc xử lí tốn nhiều thời gian, vì thế chỉ trong một năm các món nợ này đã chuyển thành nhóm 4, điều này phản ánh công tác thu hồi nợ trong năm thật sự không đạt hiệu quả về chất lượng cũng như về mặt thời gian. Nhưng sang năm 2013 thì nợ nhóm này giảm xướng chỉ còn 440 triệu đồng đã giảm 410 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 48,24% so với năm 2012, điều này cho thấy được hiệu quả khắc phục nợ xấu của của ngân hàng. Nhưng 6 tháng đầu năm 2014 nợ nhóm này là 2.480 triệu đồng đã tăng 1.993 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 409,24% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhóm này tăng mạnh là do việc phát sinh các món nợ với giá trị rất lớn của ngân hàng chủ yếu để mua máy cắt để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng điều kiện khó khăn đã làm các món này trở thành nợ xấu cho ngân hàng chủ yếu của việc phát sinh là do công tác thu hồi chậm trễ cũng như công tác thẩm định ban đầu còn nhiều thiếu sót.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): ở mức không cao trong năm 2011 nợ nhóm 5 của ngân hàng là 102 triệu đồng đã tăng lên 103 triệu đồng trong năm 2012, với thời gian ngắn nên việc phát sinh nhóm này không nhiều, tuy nhiên với xu hướng tăng như vậy sẽ gây những hậu quả không tốt cho ngân hàng, và rủi ro đã tăng lên khi sang đầu năm 2013 với nợ nhóm 5 tăng vọt 877 triệu đồng đã tăng 704 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng vọt là 751,46 % so với năm 2012, ngân hàng đã phải đối mặt rủi ro vào cuối năm nguyên nhân do ngân hàng đã không kịp thời xử lý những món nợ nằm trong nhóm 4 ở năm trước đã làm chúng chuyển thành nợ có rủi ro cao nhất trong đầu năm sau. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ nhóm 5 là 2.377 triệu đồng đã tăng 2.264 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng nhanh là 2.003,54% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy về con số thì nợ xấu đã tăng đáng kể, tuy nhiên ta thấy rõ sự cố gắng của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc xử lí các món nợ xấu, nhưng

54

do biến động của giá cả thị trường và thiên tai bão lũ lụt, dịch bệnh...nên đã làm cho việc sản xuất, buôn bán của người dân gặp nhiều khó khăn và có khi thua lỗ, chính vì thế nên người dân đã không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mặc dù hầu hết những món nợ nằm trong nhóm 4 cũng như nhóm 5 điều được xử lý chung bằng biện pháp phát mãi tài sản và đây cũng là biện pháp cuối cùng mà ngân hàng thực hiện sau khi đã thực hiện các biện pháp khác để thu dần nợ nhưng việc thu hồi cũng tốn nhiều thời gian, ngoài ra việc phát sinh một số lượng lớn nợ trong nhóm được xem là nguy hiểm nhất cho công tác thu hồi vốn của ngân hàng.

Với những biến động của từng nhóm nợ nhưng việc phát sinh mạnh những món nợ trong nhóm 4 rồi dần chuyển sang nhóm 5 cho thấy ngân hàng đã gặp rủi ro đặt biệt nghiêm trọng trong năm 2013 với 877 triệu đồng đầu năm 2014 với 2.377 triệu đồng. Cho thấy ngân hàng đã thật sự không kịp thời xử lý từng món nợ làm kéo dài qua từng năm, tuy đã có những biến chuyển tích cực dần về sau nhưng đây vẫn là kinh nghiệm giúp chi nhánh ngân hàng NN0&PTNT huyện Tân Hiệp nhận ra những mặt còn hạn chế để từ đó có những biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)