Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 30)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh

NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG

Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy phân tích kết quả HĐKD của Ngân hàng để thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong HĐKD của Ngân hàng, qua đó giúp cho nhà quản trị hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

21

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank huyện Tân Hiệp

giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 126.712 137.447 126.291 64.611 56.530 10.735 8,47 -11.156 -8,12 -8.081 -12,51 -TN lãi 125.380 135.928 125.252 63.845 55.600 10.548 8,41 -10.676 -7,85 -8.245 -12,91 -TN từ hoạt động dịch vụ 1.176 1.401 1.496 665 880 225 19,13 95 6,78 215 32,33 -TN khác 156 64 173 101 50 -92 -58,97 109 170,31 -51 -50,50 Chi phí 108.430 109.049 98.818 48.796 44.232 619 0,57 -10.231 -9,38 -4.564 -9,35 -CP lãi 99.181 98.238 88.144 44.315 39.976 -943 -0,95 -10.094 -10,28 -4.339 -9,79 -CP từ hoạt động dịch vụ 433 325 405 189 195 -108 -24,94 80 24,62 6 3,17 -CP cho nhân viên 4.474 5.463 5.911 2.428 2.665 989 22,11 448 8,20 237 9,76 -CP khác 4.342 5.023 4.358 1.864 1.396 681 15,68 -665 -13,24 -468 -25,11

Lợi nhuận 18.282 28.398 28.103 15.815 12.298 10.116 55,33 -295 -1,04 -3.517 -22,24

22

3.3.1 Thu nhập

Thu nhập là một phần chỉ tiêu của lợi nhuận. Các ngân hàng muốn có lợi nhuận cao trước hết phải tăng cao thu nhập kết hợp với việc điều chỉnh chi phí hợp lí. Nhìn chung ta thấy thu nhập của Ngân hàng tăng giảm không đồng đều qua các năm từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể là tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2011 là 126.712 triệu đồng sang năm 2012 thì tổng thu nhập của Ngân hàng tăng lên 137.447 triệu đồng, đã tăng 8,47% (tương đương 10.735 triệu đồng) so với năm 2011. Nhưng sang năm 2013 thì tổng thu nhập của Ngân hàng giảm xuống chỉ còn 126.921 triệu đồng, đã giảm 11.156 triệu đồng. Để thấy rõ hơn tình hình biến động thu nhập của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu 2014 ta sẽ phân tích từng khoản mục thu nhập cụ thể:

Thu nhập lãi: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng (chiếm hơn 90%), nhìn chung khoản thu nhập này biến động không đều qua các năm. Từ năm 2011 với tổng thu từ lãi là 125.380 triệu đồng tăng lên 135.982 triệu đồng ở năm 2012 với tốc độ tăng 8,41% (tương ứng với số tiền là 10.548 triệu đồng). Nguyên nhân là do khách hàng có nhu cầu vay vốn để ổn định và phát triển kinh doanh, tiêu dùng ngày càng tăng, cho vay trung dài hạn để đầu tư cơ bản như xây dựng nhà kho chứa lúa, máy xay xát, mua máy móc nông nghiệp, đầu tư ngắn hạn để làm kinh tế tổng hợp. Nhưng sang năm 2013 doanh thu từ lãi giảm xuống còn 126.921 triệu đồng, giảm 7,85% (tương ứng 10.676 triệu đồng), nguyên nhân của việc giảm này là do trong năm 2013 số lượng khách hàng vay đã sụt giảm, khách hàng sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả và có một số hộ vay sản xuất bị thua lỗ không trả được nợ, ngoài ra thì do ảnh hưởng của dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hàng hóa sản xuất khó tiêu thụ, giá cả biến động bất thường, giá vật tư xăng dầu tăng cao, giá lúa bán thấp, đồng thời sự khó khăn của các doanh nghiệp trong huyện đã làm cho nhu cầu vốn có sự giảm nhẹ, đồng thời lãi suất cho vay giảm, với những biến động của nền kinh tế cũng như nợ xấu phát sinh nhanh cũng là nguyên nhân làm ngân hàng phải đẩy nhanh công tác thu hồi nợ của mình đối với những món nợ đến hạn hay đã quá hạn và thận trọng hơn trong chủ trương cấp tín dụng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập của ngân hàng là 56.530 triệu đồng đã giảm 12,51% tương đương với số tiền là 8.081 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013.

Ngoài nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng thì Ngân hàng còn có khoản thu từ các hoạt động dịch vụ như nghiệp vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ,…góp phần tăng tổng thu nhập của ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng liên tục qua các năm từ 1.176 triệu đồng năm 2011 tăng lên 1.401 triệu đồng năm 2012 và đạt mức 1.496 triệu đồng trong năm 2013, năm 2012 so với năm 2011 thì thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng 19,13% diều này cho thấy trong năm này thì nhu cầu về dịch vụ của khách hàng rất cao, chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến thanh toán cũng như giao dịch trên tải khoản được thuận tiện hơn do hệ thống phần mềm IPCAS đã được đưa vào sử dụng góp phần kích thích làm tăng các giao dịch, bên cạnh với việc thu phí mở ATM cho khách hàng vay vốn cũng tạo nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng. Sang năm 2013 thì thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng nhẹ đạt 1.496 triệu đồng. Do các

23

dịch vụ tại Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho người dân tại địa phương nên dần về sau sự biến động không lớn, bước sang 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên đạt 880 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước 665 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 32,33%, tuy nhiên mức tăng này không gây ảnh hưởng lớn cho nguồn thu của ngân hàng.

3.3.2 Chi phí

Ngoài việc đặt mục tiêu tăng thu nhập thì việc tiết kiệm các khoản chi phí là điều cần nhắc đến để lợi nhuận ngân hàng không ngừng tăng lên. Cùng với sự biến động không đồng đều trong thu nhập thì chi phí của Ngân hàng cũng biến động không đều qua các năm. Cụ thể, tổng chi phí Ngân hàng năm 2011 là 108.430 triệu đồng, và tổng chi phí tăng lên trong năm 2012 là 109.049 triệu đồng, tăng nhẹ 5,7% so với năm 2011. Nguyên nhân là do những khoản chi phí phát sinh khác tăng, giá cả hàng hóa, một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao dẫn đến chi phí của NH cũng bị đẩy lên cao. Sang năm 2013, tổng chi phí của Ngân hàng là giảm xuống chỉ còn 98.818 triệu đồng, giảm 9,38% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng chi phí là 44.232 triệu đồng, giảm 9,35% so với cùng kỳ năm 2013. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao tổng chi phí ngân hàng lại biến động như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng khoản chi phí của ngân hàng.

Chi phí lãi: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Ngân hàng. Nguyên nhân làm cho chi phí lãi chiếm rất cao trong tổng chi phí của Ngân hàng là do nhu cầu vốn vay rất cao trong khi đó vốn huy động chỉ chiếm một phần nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy ngân hàng đã xin điều chuyển vốn từ cấp trên, chi phí cho vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều so với chi phí huy động, điều này làm cho chi phí lãi rất cao chiếm trên 89% tổng chi phí của Ngân hàng.

Dựa vào bảng 3.1 ta thấy chi phí lãi của Ngân hàng đều giảm qua các năm từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể, chi phí từ lãi năm 2011 là 99.181 triệu đồng, sang năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 98.238 triệu đồng đã giảm 0,95% tương đương với số tiền là 943 triệu đồng. Năm 2013 thì chi phí từ lãi tiếp tục giảm mạnh hơn chỉ còn 88.144 triệu đồng, đã giảm 10,28% so với năm 2012 tương đương 10.094 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, chi phí lãi là 44.232 triệu đồng, giảm 9,79% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân làm cho chi phí lãi giảm là do sự lãi suất huy động giảm. Đồng thời trong năm 2011, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì việc các ngân hàng cạnh tranh về vốn huy động rất gay gắt, các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút thêm lượng khách hàng, trong thời gian đó lãi suất huy động vốn còn khá cao khoảng trên 14%. Nhưng ở năm 2012 thì NHNN đã áp dụng trần lãi suất chính vì thế mà chi phí lãi giảm.

3.3.3 Lợi nhuận

Do thu nhập và chi phí của Ngân hàng biến động không đồng đều qua các năm nên dẫn tới lợi nhuận của Ngân hàng cũng biến động tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau: lợi nhuận năm 2011 là 18.282 triệu đồng sang năm 2012 thì tăng mạnh lên 28.398 triệu đồng đã tăng 10.116 triệu đồng

24

tương đương tốc độ tăng là 55,33% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do thu nhập tăng lên đặc bệt là thu nhập từ lãi trong giai đoạn này tăng lên tương đối lớn, nhìn chung tình hình hoạt động tại ngân hàng khá ổn định và thuận lợi. Đến năm 2013 giảm 295 triệu đồng (tỷ lệ 1,04%) tương đương năm 2013 lợi nhuận đạt 28.103 triệu đồng. Nguyên nhân là trong giai đoạn này tình hình kinh tế biến động bất thường và giá cả tăng cao làm cho các khoản chi phí tăng lên, nhiều khách hàng kinh doanh thua lỗ nên ảnh hưởng phần nào đến khả năng trả nợ, làm giảm sút lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó là do lãi suất năm 2013 giảm mạnh. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi nhuận của Ngân hàng chỉ đạt 12.298 triệu đồng đã giảm 22,24% tương đương 3.517 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do giá cả thị trường biến động không ổn định theo chiều hướng không có lợi cho người nông dân, mà trong khi đó ở huyện Tân Hiệp là một huyện nông nghiệp, nông thôn sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm từ lúa, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, có tính thời vụ cao nên đã làm cho thu nhập của người nông dân cũng gặp ít nhiều khó khăn. Các nguyên nhân đó đã góp phần làm ảnh hưởng nhỏ đế hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP

3.4.1 Thuận lợi

Thuận lợi đầu tiên của NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp là có 2 phòng giao dịch: Thanh Đông A, Kinh B giúp cho việc giao dịch với khách hàng thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Là một ngân hàng nhà nước, dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang, được sự giúp đỡ của các cơ quan đã giúp cho NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp hoàn thành nhiệm vụ của mình, kinh doanh thuận lợi và thực hiện tốt các chủ trương của nhà nước.

Đến nay NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp đã hoàn thiện về mặt tổ chức, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, có năng lực chuyên môn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chính là thương hiệu đã nói lên sự gắn bó, gần gũi với người nông dân, với ngành nông nghiệp giúp mối quan hệ giữa Ngân hàng và người dân càng thân thiết, tin tưởng nhau hơn, đặc biệt là do đặc điểm của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đó cũng là điểm mạnh mà các tổ chức tín dụng khác không có được.

Hiện nay ngân hàng đã sử dụng chương trình IPICAS nên mọi hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ, nhanh chóng, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và cán bộ ngân hàng.

Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hiệp khang trang, được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị. Ngân hàng được đặt ở

25

Thị Trấn Tân Hiệp, gần Chợ Tân Hiệp, nằm ngay mặt tiền chính vì điều này giúp cho việc đi lại của khách hàng trở nên thuận tiện hơn.

3.4.2 Khó khăn

Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng mọc lên, chính vì vậy mà việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn vẫn tăng trưởng qua từng năm, tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn, chính vì điều này làm cho chi phí từ hoạt động tín dụng tăng cao do ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển.

Lãi suất huy động vốn, cho vay thường xuyên thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường, ảnh hưởng bởi các cơn bão, dịch bệnh,…làm ảnh hương công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP

Trong năm 2014, cán bộ công nhân viên của Ngân hàng quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sau:

- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 phấn đấu đạt 340.000 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 35.794 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 11,77%. - Tổng dư nợ đến 31/12/2014 phấn đấu đạt 1.000.000 triệu đồng tăng so với đầu năm là 74.085 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 8,00%.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

- Thu dịch vụ ngoài tín dụng: Phấn đấu đến 31/12/2014 đạt 1.560 triệu đồng.

- Chỉ tiêu sản phẩm dịch vụ: + Sản phẩm thẻ: 9.738 thẻ.

+ Dịch vụ SMS Banking: Phấn đến 31/12/2014 đạt doanh số bán là 200 triệu đồng.

+ Doanh thu bảo an tín dụng đến 31/12/2014 phấn đấu đạt 200 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 49,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 32,00%

Nhiệm vụ cần thực hiện:

- Phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu cấp trên giao, trên cơ sở: nghiên cứu thị trường, thị phần hiện tại và tương lai ở địa phương, để cụ thể hóa xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp, phân công đến từng cán bộ, để cùng thực hiện , cùng phấn đấu, phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ được phân công.

26

- Thường xuyên xem xét đánh giá các chỉ tiêu cấp trên giao, để định hướng tập trung vào các chỉ tiêu còn yếu, có nguy cơ không đạt kế hoạch để chỉ đạo kịp thời.

- Định kỳ phân tích tài chính nhằm phát hiện thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh ở lĩnh vực nào, khâu nào hay sản phẩm dịch vụ nào có thế mạnh và yếu để tham mưu cho lãnh đạo cần tập trung hay giảm bớt để tránh những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra.

- Hoàn thiện việc sơ tuyển cán bộ bảo vệ, có hồ sơ, có lý lịch gửi về phòng tổ chức ngân hàng nông nghiệp tỉnh để hợp đồng chính thức bảo vệ cơ quan.

27

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP- KIÊN GIANG

4.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG

4.1.1 Cơ cấu vốn của Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, không những giúp cho ngân hàng thực hiện được hoạt động kinh doanh mà còn có ảnh hưởng quyết định đến khả năng hoạt động và sự phát triển bền vững của ngân hàng. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đòi hỏi việc tạo ra nguồn vốn dồi dào, cơ cấu nguồn vốn hợp lý để đảm bảo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)