Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 41)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

4.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng

Huyện Tân Hiệp là huyện chủ yếu sống bằng nghề nông, trong những năm gần đây kinh tế huyện phát triển ổn định. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nếu xét theo đối tượng khách hàng, ngân hàng cho vay chủ yếu cho đối tượng là: Hộ sản xuất - Cá nhân và khối doanh nghiệp bao gồm: DNTN, Cty TNHH và công ty cổ phần. Trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các Hộ sản xuất - Cá nhân, DNTN, Cty TNHH và công ty cổ phần trên địa bàn. Để biết rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Tân Hiệp ta phân tích cụ thể sau:

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Doanh số cho vay là tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay cho thấy ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. Đối với NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp, mặc dù nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Dựa vào bảng 4.3 ta thấy, nhìn chung, DSCV của NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể là DSCV của ngân hàng vào năm 2011 là 1.109.636 triệu đồng, sang năm 2012 DSCV của ngân hàng là 1.324.790 triệu đồng, tốc độ tăng nhẹ là 19,39% tương đương 215.154 triệu đồng so với năm 2011. Kết quả như vậy là do người dân có nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh để hòa cùng công tác chỉ đạo mở rộng sản xuất của UBND tỉnh. Sang năm 2013 DSCV tiếp tục tăng đạt 1.656.184 triệu đồng, tốc độ tăng nhanh 25,02% tương đương 331.424 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, UBND tỉnh tiếp tục cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, thực hiện các giải pháp như giảm lãi suất hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cùng với chính sách cho vay phù hợp thu hút thêm nhiều khách hàng đến xin vay đã làm cho DSCV của NH tăng lên so với năm trước.

32

Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng tại Agribank huyện Tân Hiệp giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 1.109.636 1.324.790 1.656.184 831.246 753.950 215.154 19,39 331.424 25,02 -77.296 -9,30

Hộ sản xuất-Cá nhân 795.273 1.017.485 1.124.094 582.105 550.147 222.212 27,94 106.609 10,48 -31.958 -5,49

33

Riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay có xu hướng giảm chỉ có 753.950 triệu đồng, tốc độ giảm nhẹ 9,30% tương đương 77.296 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2014, nhìn chung sản xuất những tháng của quý hai năm 2014 người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, giá lúa xuống thấp, sản lượng thu hoạch lúa giảm nhẹ so với năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên khách hàng không có nhu cầu mở rộng sản xuất như trước, vì vậy nhu cầu cho các hoạt động chi tiêu cũng giảm xuống. Giá thực phẩm, vật liệu xây dựng giảm nên các đối tượng doanh nghiệp, cá nhân buôn bán nhỏ lẻ đã không còn hào hứng vay vốn để phục vụ kinh doanh, điều này ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Hộ sản xuất – cá nhân: huyện Tân Hiệp từ trước tới nay vốn có nền kinh tế thuần nông, đại bộ phận người dân sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi nên doanh số cho vay (DSCV) đối với cá nhân – hộ gia đình chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70%) trong tổng DSCV của ngân hàng, tăng liên tục qua các năm từ 795.273 triệu đồng năm 2011 tăng lên 1.017.485 triệu đồng trong năm 2012 tốc độ tăng khá nhanh 27,94% tương đương 222.212 triệu đồng và 1.124.094 triệu đồng năm 2013, thực trạng tăng này vẫn tiếp tục với 10,48% so với năm 2012 cho thấy ngân hàng đã hoạt động rất tốt trong thời gian khó khăn vừa qua thể hiện ở các tỷ lệ tăng trong doanh số giải ngân của ngân hàng đã. Từ năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị Định 41/2010/NĐ-CP ưu đãi lãi suất thấp đối với cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, đây là nguyên nhân chủ yếu góp phần làm tăng DSCV đối với thành phần kinh tế này. Bên cạnh lãi suất cho vay tại ngân hàng Agribank luôn ở mức thấp hơn so với các ngân hàng trên địa bàn cũng là điều kiện ưu đãi đối các hộ sản xuất - cá nhân góp phần làm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho người nông dân. Tuy các món nợ xấu rơi vào đối tượng này nhưng nợ xấu vẫn không có nhiều lắm nên đây cũng là điều kiện thúc đẩy cho ngân hàng liên tục tăng các món vay mới vào nhóm khách hàng này. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay của Cá nhân - hộ gia đình giảm nhẹ chỉ còn 550.147 triệu đồng, đã giảm 31.958 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 5,49% so với cùng kỳ năm năm 2013.

Thành phần doanh nghiệp: Với đặc điểm kinh tế huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên trên địa bàn các doanh nghiệp mới nổi đa phần là những doanh nghiệp nhỏ sản xuất nông nghiệp, thủy sản khô, đông lạnh, đa phần nhu cầu vốn ngắn hạn. Chính vì thế mà doanh số cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ tương đối thấp, qua bảng số liệu ta cũng thấy được rằng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay của doanh nghiệp năm 2011 là 314.363 triệu đồng sang năm 2012 thì giảm nhẹ xuống 307.305 triệu đồng, giảm 7.058 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 72,25% so với năm 2011. Ngyên nhân là do sau nhiều năm chóng chọi với lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự suy giảm nên số tiền cho vay giảm hơn so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay tăng lên đạt 532.090 triệu đồng, đã tăng 224.785 triệu đồng tương đương tốc

34

độ tăng mạnh là 73,15% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do trong thời kỳ này nền kinh tế có những chuyển biến mới, lạm phát được đẩy lùi, Nhà nước đề ra nhiều chương trình khuyến khích doanh nghiệp phát triển, ngân hàng ưu tiên cho vay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn nên làm cho doanh số cho vay tăng khá nhanh so với năm trước. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay là 203.803 triệu đồng đã giảm 45.338 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm khá nhanh là 18,20% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay đối với doanh nghiệp giảm là do chỉ số giá tiêu dùng tăng, nhất là nhóm mặt hàng điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, trong đó giá gas tăng cao làm cho chi phí tăng cao, trong khi giá các mặt hàng nông sản, xây dựng lại giảm, nên các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, không mở rộng kinh doanh như năm trước làm cho nhu cầu vốn các doanh nghiệp bị trùng lại. Ngoài ra do các doanh nghiệp hoạt động sau thời gian khó khăn, khủng hoảng tài chính gần như các doanh nghiệp hoạt động khó có hiệu quả, dẫn đến khó có lợi nhuận để có thể thanh toán lãi và gốc cho các món vay, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, cũng như thực hiện các chính sách nhằm cắt giảm nợ xấu trong thời gian diễn biến nợ xấu từ các ngân hàng đang trầm trọng hơn, ngân hàng đã tiến hành đánh giá lại các món vay cũng như thẩm định, chấm điểm khách hàng khắt khe hơn, từ đó các khoản giải ngân cho các đối tượng khách hàng này có phần giảm so với cùng kỳ năm trước.

4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ khách hàng của ngân hàng. Toàn thể cán bộ NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp đều nhận thức được rằng công tác thu hồi nợ là rất quan trọng, là nhiệm vụ hàng đầu để giúp ngân hàng đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn, có đủ vốn để tái đầu tư.

Dựa vào bảng 4.4 ta thấy, nhìn chung thì doanh số thu nợ của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể là năm 2011 doanh số thu nợ là 1.038.151 triệu đồng sang năm 2012 tăng lên đạt 1.167.817 triệu đồng, tốc độ tăng 12,49% tương đương tăng 129.666 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên đạt 1.537.245 triệu đồng, tốc độ tăng 31,63% tương đương 369.428 triệu đồng so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 849.514 triệu cũng đã tăng 53.660 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 6,74% so với cùng kỳ năm 2013. Tình hình thu nợ theo tđối tượng khách hàng cụ thể như sau:

Hộ sản xuất – cá nhân: Dựa vào bảng 4.4 ta thấy thành phần hộ sản xuất- cá nhân là khách hàng trọng yếu của ngân hàng nên tỷ trọng thu nợ so với các thành phần kinh tế khác chiếm cao nhất. Trong các năm qua tình hình thu nợ đối với thành phần này tiến triển rất tốt, tăng từ 785.920 triệu đồng năm 2011 lên 863.393 triệu đồng trong năm 2012, tốc độ tăng là 9,86% tương đương là 77.473 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 thì doanh số thu nợ tăng lên đạt 1.031.416 triệu đồng đã tăng 168.023 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 19,46% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số thu nợ đạt 620.145 triệu đồng đã tăng 73.047 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 13,35% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng liên tục doanh

35

Bảng 4.4 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng tại Agribank huyện Tân Hiệp giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số thu nợ 1.038.151 1.167.817 1.537.245 795.854 849.514 129.666 12,49 369.428 31,63 53.660 6,74

Hộ sản xuất-Cá nhân 785.920 863.393 1.031.416 547.098 620.145 77.473 9,86 168.023 19,46 73.047 13,35

36

số thu nợ của hộ sản xuất - cá nhân là do phần lớn đây nhóm khách hàng vay nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp nên việc xoay vòng vốn tương đối dễ khi nợ vay đến hạn, với những diễn biến nợ xấu trong thời gian qua ngân hàng đã đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh cũng như giải quyết nợ cũ. Nhân viên ngân cũng đã rất nổ lực để thực hiện tốt các chỉ tiêu về thu nợ mà kế hoạch đã đề ra như: gửi giấy báo, điện thoại nhắc nhở khách hàng,…để giúp khách hàng có chuẩn bị trả nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó ngoài khách hàng truyền thống thì khách hàng mới cũng khá đông nên doanh số thu nợ của hộ gia đình- cá nhân cũng tăng theo. Điều này chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ngày càng đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao, đầu tư vào đúng mục đích trong công tác thu nợ nhằm đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.

Thành phần doanh nghiệp: Cũng như doanh số thu nợ theo thành phần hộ sản xuất- cá nhân thì doanh số thu nợ của thành phần doanh nghiệp cũng biến động theo sự tăng giảm của tổng doanh số thu nợ. Cụ thể, doanh số thu nợ theo thành phần doanh nghiệp năm 2011 là 252.231 triệu đồng, doanh số này tăng lên đạt 304.424 triệu đồng vào năm 2012, tăng 52.193 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 20,69% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số thu nợ tăng mạnh lên 505.829 triệu đồng, tăng 201.405 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng nhanh là 66,16% so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã đổi mới kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian trong sản xuất. Ngoài ra, những món vay này thường là những món vay có giá trị lớn nên trong quá trình cho vay ngân hàng không ngừng giám sát, kiểm tra, phân kỳ trả nợ,...Bên cạnh đó các doanh số thu nợ là những doanh nghiệp có vốn nhỏ, dễ dàng thay đổi công nghệ cũng như mềm dẻo khi gặp biến động của nề kinh tế trên địa bàn, điều này giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn và trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Vì vậy mà doanh số thu nợ của doanh số thu nợ tăng trưởng liên tục trong thời gian qua. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số thu nợ đạt 229.369 triệu đồng đã giảm 19.387 triệu đồng tương đương tốc độ giảm nhẹ là 7,79% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là trong đầu năm này điều kiện về tự nhiên không thuận lợi cho mùa vụ của nông dân, bên cạnh dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, heo tai xanh,…ảnh hưởng đến sản xuất và tình hình tài chính của người dân, gián tiếp đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nên làm doanh số thu nợ của các doanh nghiệp trong đầu năm nay có sự giảm nhẹ như trên.

4.2.1.3 Dư nợ

Khi phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng chúng ta không thể không phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ cho biết tình hình hình cho vay, thu nợ khách hàng có hiệu quả như thế nào, và cho biết ngân hàng còn số nợ phải thu hồi là bao nhiêu. Dư nợ bao gồm số dư phát sinh trong năm hiện hành và số nợ lũy kế năm trước.

37

Bảng 4.5 Dư nợ theo đối tượng khách hàng tại Agribank huyện Tân Hiệp giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

2012/2011 2013/2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915 156.973 21,05 118.939 13,18 -12.017 -1,28

Hộ sản xuất-Cá nhân 630.202 784.294 876.792 819.301 806.974 154.092 24,45 92.678 11,81 -12.327 -1,5

38

Dựa vào bảng 4.5 ta thấy nhìn chung thì dư nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng khá nhanh. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động, ngày càng có nhiều khách hàng đặt lòng tin vào ngân hàng. Cụ thể là dư nợ của ngân hàng năm 2011 là 745.567 triệu đồng sang năm 2012 tăng lên đạt mức 902.540 triệu đồng, đã tăng 156.973 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 21,05% so với năm 2011. Sang năm 2013 tăng nhẹ hơn so với những năm trước và đạt mức 1.021.479 triệu đồng đã tăng 118.939 triệu đồng, tương dương đã tăng 13,18%. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng dần qua các năm là do doanh số cho

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hiệp, kiên giang (Trang 41)