Phương pháp giá gốc

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 29 - 30)

a. Phương pháp giá gốc

Phương pháp giá gốc theo VAS 3 và IAS 16 cũng khác nhau.

Theo VAS 3 thì giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao lũy kế

Nguyên giá và số khấu hao lũy kế đều là hai chỉ tiêu đã được kế toán theo dõi và phản ánh trên sổ sách nên việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình theo phương pháp này có thể đạt được một cách dễ dàng.

Theo IAS 16, thì giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác định bằng nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế trừ đi khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản. Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

Như vậy, giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc của IAS 16 sẽ còn phải trừ đi một khoản lỗ do giảm giá trị tài sản. Khoản lỗ này không được đề cập đến trong các chuẩn mực kế toán của Việt Nam nhưng lại được dành riêng một chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 36) để bàn về vấn đề giảm giá trị tài sản.

Ưu điểm của phương pháp giá gốc là đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao. Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình xác định theo phương pháp này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tính khấu hao như thế nào. Thay đổi phương pháp khấu hao hay thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sẽ ảnh hưởng tới giá trị còn lại của tài sản.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w