Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữuhình

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 32)

Về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình, cả hai chuẩn mực đều thống nhất ở định nghĩa về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình như sau:

- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình là: Thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tuơng tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.

Như vậy cả hai chuẩn mực đều cho phép tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không chỉ bằng thời gian tính bằng năm mà còn bằng tổng số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp ước tính có thể thu được từ việc sử dụng sản phẩm.

Cả hai chuẩn mực cùng cho rằng khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:

- Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó, mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính.

- Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động.

- Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hay dịch vụ do tài sản sản xuất ra.

Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với tài sản cùng loại.

Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích của tài sản định kỳ, thường là cuối năm tài chính.

* Khác nhau:

Xác định giá trị ban đầu trong danh mục TSCĐ hữu hình của Việt Nam không có đất đai vì đất đai là sở hữu của Nhà nước nên VAS 3 không đề cập đến vấn đề khấu hao đất. Nhưng IAS 16 lại đề cập khá chi tiết vấn đề khấu hao đất đai như sau: “ Đất đai và nhà cửa là hai tài sản tách biệt và được hạch toán riêng biệt kể cả khi chúng được doanh nghiệp mua cùng một lúc. Trừ một vài ngoại lệ (như các mỏ đá hay bãi rác thải), đất đai có thời gian sử dụng vô hạn và do đó không được khấu hao. Nhà cửa có thời gian sử dụng hữu hạn nên được khấu hao. Việc tăng giá trị của đất đai không làm ảnh hưởng tới việc xác định giá trị phải khấu hao của nhà cửa đi kèm”.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w