Mức độ phát triển của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 55 - 56)

TOÁN QUỐC TẾ

3.2.1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế

Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam còn đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ.

Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trên nhiều mặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế. GDP tăng 4 lần, hơn 40 triệu người dân thoát khỏi đói, nghèo. Với việc trở thành thành viên WTO, nền kinh tế nước ta được xác lập một vị thế mới, ngày càng vững chắc trong hệ thống kinh tế thế giới, sức hấp dẫn đầu tư tăng lên mạnh mẽ.

Nền kinh tế nước ta đã đổi mới căn bản cả thế và lực, đang đứng trước những cơ hội to lớn và triển vọng. Đó là sự thay đổi chất lượng quan trọng của quá trình phát triển, đưa nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn.Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam có nhiều đổi mới như: Hoạt động sáp nhập hay cổ phần hoá mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây, các khái niệm như công cụ tài chính hay nên các nhà ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam và người thực hiện cần thời gian để hiểu và vận dụng theo cách đơn giản nhất, thuận tiện cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Lợi thế thương mại được quan niệm là chi phí bỏ ra của bên mua doanh nghiệp do vậy cần phải được khấu hao vào chi phí và việc khấu hao này phải được thực hiện nhất quán trong một thời gian nhất định để tránh sự phức tạp và đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Việt Nam chưa cần thiết phải có những chuẩn mực kế toán phức tạp trong giao dịch kinh tế chưa hoặc mới xuất hiện ở Việt Nam.

Thực tế, việc lựa chọn áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế được cho là chưa cần thiết trong trường hợp Việt Nam, có khả năng dẫn đến phát sinh chi phí cao hơn và sự lẫn lộn, lợi ích mang lại thấp hơn chi phí bỏ ra. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam là lý do cơ bản dẫn tới sự cần thiết của việc áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w