Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 61 - 66)

TOÁN QUỐC TẾ

3.3.2.Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế

toán quốc tế

Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, hội nhập và phát triển bền vững, là tiền đề quan trọng bảo đảm thành công của công cuộc xây dựng đất nước theo kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hẹp dần khoảng cách với các nước trong khu vực và quốc tế.

Trong hơn 20 năm qua, lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã có những đổi mới to lớn phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Kế toán, kiểm toán Việt Nam đã từng bước phù hợp với kinh tế thị trường, tiếp cận và hòa nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nhận thức của xã hội về kế toán, kiểm toán đã phát triển theo quan điểm và tư duy mới, kế toán không còn thuần túy và đơn

giản là công cụ ghi chép và là bộ phận quản các hoạt động kinh tế, tài chính hướng đến công khai, minh bạch, làm căn cứ tin cậy cho quản trị, điều hành của doanh nghiệp cũng như của Nhà nước.

Tuy nhiênđể kế toán, kiểm toán Việt Nam có thể được khu vực và quốc tế thừa nhận một cách bình đẳng, ngang tầm với các nước, góp phần tạo lập một thị trường thống nhất về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong khu vực ASEAN, chúng ta đang có nhiều khó khăn và thử thách ở phía trước. Công việc không chỉ của riêng một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mà nó là sự nỗ lực của đông đảo các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, của các nhà quản lý, giảng dạy các nhà khoa học kế toán, kiểm toán. Để được như vậy,cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là: Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán

Vấn đề trong quá trình hội nhập là phải xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, thỏa mãn yêu cầu của kinh tế thị trường, phù hợp thông lệ và chuẩn mực quốc tế phổ biến, đảm bảo tính pháp lý và thống nhất cao, bao quát đầy đủ, toàn diện các loại hình và lĩnh vực hoạt động. Muốn vậy phải tập trung triển khai các công việc cụ thể sau:

-Nhanh chóng triển khai đưa các văn bản đã ban hành vào cuộc sống như Luật

kế toán, Luật kiểm toán, các Nghị định hướng dẫn Luật, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các hướng dẫn cụ thể. Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo làm cho văn bản gần gũi, dễ hiểu hơn với người thực hiện.

-Trong bối cảnh nền kinh tế, tài chính đang phát triển ở nước ta hiện nay có rất

nhiều chuyển biến nhanh chóng với nhiều nghiệp vụ phát sinh ngày càng phức tạp hơn, phải luôn rà soát lại hệ thống kế toán, kiểm toán của Việt Nam để tìm ra những lĩnh vực còn chưa đề cập đến, hay vẫn còn khác biệt với yêu cầu và thông lệ của quốc tế để điều chỉnh và bổ sung kịp thời, đặc biệt là các nguyên tắc và phương pháp kế toán đặc trưng của kinh tế thị trường như nguyên tắc giá trị thị trường, hạch toán công cụ tài chính, tổn thất tài sản. Hệ thống kế toán, kiểm toán luôn phải thống nhất, phù hợp với thông lệ và nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi trong khu vực và các quốc gia trên thế giới.

Hai là: Đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và đào tạo đội ngũ những người làm kế toán, kiểm toán

- Nâng cấp chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán không chỉ có các trường công lập, dân lập trong nước mà cần tạo điều kiện để các tổ chức quốc tế danh tiếng cũng có thể vào đào tạo tại Việt Nam hoặc hợp tác với các trường Đại học của Việt Nam, khuyến khích các sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập.

- Các trường đại học cần hợp tác với các trường quốc tế hoặc tổ chức nghề nghiệp mở rộng đào tạo trực tiếp bằng tiếng Anh, đào tạo từ xa, đặc biệt quan tâm cách thức đào tạo theo hướng tích cực và chủ động cả với giảng viên và học viên, xóa bỏ kiểu giảng dạy mang tính độc thoại.

- Đổi mới giáo trình, giáo khoa, cập nhật thông tin và tri thức cho phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật và thông lệ khu vực, quốc tế. Phổ biến, đào tạo chuẩn mực kế toán, kiểm toán để ngay từ khi còn là sinh viên đã có thể làm quen và nắm vững các thuật ngữ, khái niệm mới quy định trong các chuẩn mực của Việt Nam, cũng như các nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế để thuận lợi trong việc áp dụng và thực hành các chuẩn mực sau này.

- Gắn đào tạo trong nhà trường với đào tạo thực hành, đào tạo có địa chỉ hoặc vừa đào tạo ở nhà trường vừa đi thực tế, tạo lập các phòng thực hành, mở rộng liên kết trong đào tạo, bồi dưỡng giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên đầy đủ kiến thức cả về chuyên ngành và lĩnh vực có liên quan. Mặt khác phải khẩn trương đào tạo cập nhật cho những người làm kế toán đã tốt nghiệp trước năm 2000 là những người trước đây chưa được đào tạo theo các khái niệm, nguyên tắc của kinh tế thị trường.

- Quan tâm đào tạo các bằng cấp hỗ trợ những người làm kế toán, kiểm toán như: đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ quản trị doanh nghiệp, luật và đặc biệt là ngoại ngữ nhằm tạo khả năng giao tiếp cho đội ngũ kế toán, kiểm toán.

- Cuối cùng là phối hợp với các hội nghề nghiệp của Việt Nam và quốc tế tranh thủ sự giúp đỡ của các hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế để đào tạo và cấp các chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn quốc tế, phổ cập chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm

toán viên Việt Nam cho những người làm kế toán ở doanh nghiệp và tổ chức, phổ cập chứng chỉ kiểm toán quốc tế (ACCA, CPA Australia, ICPAS, PICPA...) cho những người hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

Ba là: Nâng cao vai trò tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán ở Việt Nam - Kế toán, kiểm toán là một nghề nghiệp chuyên sâu và thực hành cần có sự liên kết giữa cơ quan Nhà nước, các trường Đại học và các tổ chức nghề nghiệp. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan Nhà nước cần nhanh chóng chuyển giao một phần chức năng quản lý cho hội nghề nghiệp. Cơ quan Nhà nước chỉ đưa ra các chế tài bằng cách ban hành hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, còn các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể như soạn thảo chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, quản lý hành nghề, kiểm soát chất lượng hoạt động các công ty kế toán, kiểm toán nên chuyển giao cho hội nghề nghiệp thực hiện.

Những người làm kế toán, kiểm toán Việt Nam đã nhận thấy sự đổi mới và cải cách rất tích cực từ Bộ Tài chính, bằng việc ban hành Quyết định số 47/2005/QĐ- BTC ngày 24/7/2005.

Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành thông tư 200/2014/TT-BTChướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế cho quyết định15/2006/QĐ-BTCchuyển giao một phần chức năng quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội kế toán vàkiểm toán Việt Nam(VAA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA).

Tiếp tục xây dựng và phát triển các tổ chức nghề nghiệp theo mô hình độc lập, tự chủ và tự quản. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức hội…đồng thời tăng cường kiện toàn tổ chức hội đủ mạnh để có thể đảm đương công việc hỗ trợ Nhà nước quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán góp phần nâng cao chất lượng người hành nghề và chất lượng dịch vụ.

Bốn là: Xây dựng và phát triển đội ngũ người làm kế toán, kiểm toán được trang bị đầy đủ cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế

Điều quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến việc công nhận của quốc tế đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam là đội ngũ những người làm kế toán, kiểm toán

phải đạt được trình độ quốc tế và được quốc tế công nhận. Mỗi thế hệ người làm kế toán, kiểm toán có cách thức, phương pháp và bước đi khác nhau nhưng phải hướng đến một mục tiêu chung là tạo dựng hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế.

Có nhiều con đường để có thể đạt được trình độ quốc tế công nhận, con đường thuận lợi hơn cả dành cho lớp cán bộ trẻ, các sinh viên mới ra trường, những người luôn sẵn có trong mình sức trẻ cộng với sự nhiệt tình, ham hiểu biết và sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến tạo những cơ hội học tập tại nước ngoài, hoặc các khóa học do các tổ chức nước ngoài đào tạo tại Việt Nam nhưng cấp chứng chỉ đạt trình độ quốc tế (như chương trình của ACCA, CPA Australia, Swinburne…).

Những người đang hành nghề kế toán, kiểm toán cần tiếp tục học tập, nghiên cứu, và cập nhật cho mình những kiến thức mới, trang bị thêm các công cụ bổ trợ như ngoại ngữ, tin học để có thể phục vụ tốt nhất cho công việc của mình. Đó là một hướng đi đúng đắn và cần được nhân rộng ra nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức. Chúng ta cần nhận thức được lợi ích, lộ trình, bước đi và những việc cần phải làm trong thời gian tới để hướng tới mục tiêu hội nhập và được quốc tế công nhận vào năm 2020.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán việt Nam về tài sản cố định cung cấp cho chúng ta thông tin về những vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết để có thể đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những sự khác biệt căn bản nhất là là về phương pháp xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu và việc ghi nhận tổn thất đối với việc giảm giá trị tài sản. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ cho phép doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc để ghi nhận giá trị của tài sản sau thời điểm ghi nhận ban đầu còn chuẩn mực kế toán quốc tế lại cho phép sử dụng cả phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) cho phép doanh nghiệp sử dụng cả

phương pháp đánh giá lại để ghi nhận giá trị của tài sản sau thời điểm ghi nhận ban đầu là nhằm mục đích phản ánh đúng hơn giá trị của tài sản đặc biệt là là ở những doanh nghiệp có tài sản có giá trị biến động mạnh trên thị trường.

Chuẩn mực kế toán quốc tế còn yêu cầu doanh nghiệp phải ghi giảm giá trị còn lại của tài sản khi mà giá trị có thể thu hồi cùa tài sản nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản để đảm bảo nguyên tắc thận trọng . Phần giá trị bị ghi giảm được coi là tổn thất từ việc giảm giá trị tài sản. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam lại không hề đề cập đến vấn đề giá trị tài sản có thể bị giảm sút do giá trị thị trường của tài sản suy giảm dẫn đến giá trị có thể thu hồi cùa tài sản nhỏ hơn giá trị còn lại. Đó là hai vấn đề lớn cần được xem xét bổ sung trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Ngoài ra, sự khác biệt còn là do Việt Nam chưa cập nhật những sự thay đổi mới nhất của các chuẩn mực kế toán quốc tế, phiên bản mới nhất. Những vấn đề này cũng cần được xem xét bổ sung trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Để đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế thì không chỉ là vấn đề sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực mà còn phải hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực và còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự chuẩn bị của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 61 - 66)