c. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữuhình
2.2.2.5. Giá trị thanh lý TSCĐ vô hình
Về giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình, cả hai chuẩn mực đều cho rằng giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình sẽ bằng 0 trừ khi:Có một bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản hoặc có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể xác định thông qua giá thị trường. Giá trị phải khấu hao được xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản.
Giá trị thanh lý được ước tính khi TSCĐ vô hình được hình thành đưa vào sử dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu ích ước tính của một tài sản tương tự và đã hoạt động trong các điều kiện tương tự.
Tuy nhiên, VAS 4 thì yêu cầu không thay đổi giá trị thanh lý ước tính khi có thay đổi về giá cả và giá trị. Còn IAS 38 thì yêu cầu giá trị thanh lý ước tính phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối kỳ kế toán. IAS 38 còn quy định trong trường hợp giá trị thanh lý ước tính tăng đến mức bằng hoặc vượt quá giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao của tài sản sẽ được xác định là bằng 0 và tiếp tục như thế đến khi giá trị thanh lý của tài sản được giảm xuống dưới giá trị còn lại của tài sản.
* Ghi giảm TSCĐ vô hình
Theo cả hai chuẩn mực thì một TSCĐ vô hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán hoặc khi xét thấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tiếp.
Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình là khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng với giá trị còn lại của TSCĐ vô hình.
Lãi/(lỗ) từ thanh lý, nhượng bán = tiền thu từ thanh lý nhượng bán – giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
2.2.2.6. Trình bày báo cáo tài chính
Thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày: - Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình.
- Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao. - Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối năm.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng, giảm trong đó tách riêng những tài sản được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp, tài sản được mua sắm và tài sản được hình thành từ sáp nhập doanh nghiệp.
- Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp trong đó ghi rõ: Giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu, giá trị khấu hao lũy kế, giá trị còn lại của tài sản.
- Các cam kết về mua bán TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai. - Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng.
- Giải trình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn triển khai đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đã dùng để thế chấp cho các khoản nợ phải trả.
* Khác nhau:
VAS 4 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do khi doanh nghiệp quyết định khấu hao một TSCĐ vô hình trên 20 năm (khi đưa ra các lý do này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản).
Còn IAS 38 không quy định điều này vì IAS 38 không đưa ra một thời gian sử dụng hữu ích tối đa cho TSCĐ vô hình. Ngoài ra, VAS 4 còn đưa quyền sử dụng đất vào danh mục TSCĐ vô hình trong khi IAS 38 không đề cập đến loại TSCĐ vô hình này. VAS 4 cũng yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày giá trị còn lại của TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đang chờ thanh lý. IAS 38 không yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày những vấn đề này.
IAS 38 còn yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày bản chất và định lượng những thay đổi trong ước tính kế toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế toán sau. Đó là những thay đổi trong ước tính kế toán liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, phương pháp khấu hao và giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình.
Đối với một TSCĐ vô hình mà có thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn, IAS 38 yêu cầu trình bày giá trị của tài sản đó và lý do để doanh nghiệp đánh giá rằng tài sản đó có thời gian sử dung là vô thời hạn. Đối với tài sản được hình thành do Nhà Nước cấp, IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày là sau khi được ghi nhận, tài sản được định giá theo phương pháp giá gốc hay theo phương pháp đánh giá lại.
Nếu như doanh nghiệp có sự hạn chế về quyền sở hữu tài sản thì IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày với người sử dụng là có sự tồn tại của một hạn chế như thế và giá trị còn lại của của những tài sản bị hạn chế về quyền sở hữu.
Ngoài ra, do IAS 38 cho phép doanh nghiệp được ghi nhận giá trị của TSCĐ vô hình sau khi được ghi nhận theo phương pháp đánh giá lại nên IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp sử dụng phương pháp đánh giá lại phải trình bày một số thông tin sau:
- Theo lớp tài sản :
+ Ngày đánh giá lại TSCĐ vô hình.
+ Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình được đánh giá lại.
+ Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình nếu như doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc để ghi nhận giá trị của lớp TSCĐ vô hình được đánh giá lại sau khi được ghi nhận đó.
- Giá trị của khoản thặng dư do đánh giá lại liên quan đến TSCĐ vô hình tại thời điểm đầu và cuối kỳ, chỉ rõ sự thay đổi trong kỳ và bất kỳ hạn chế nào trong việc phân phối số dư của thặng dư đánh giá lại tài sản cho cổ đông
IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp có một mô tả về những TSCĐ vô hình quan trọng được kiểm soát bởi doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình bởi vì chúng không đáp ứng được các tiêu chuẩn ghi nhận.