Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 54 - 55)

TOÁN QUỐC TẾ

3.2.1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường

mực kế toán quốc tế mà không sửa đổi.

Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng đưa các chuẩn mực kế toán về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế là xu thế tất yếu của Việt Nam.Tuy nhiên, việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tếphải được đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.

3.2. Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩnmực kế toán quốc tế mực kế toán quốc tế

3.2.1. Nhân tố về kinh tế

3.2.1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thịtrường trường

Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp còn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Vì vậy Việt Nam phải đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế thị trường. Không phát triển kinh tế thị trường thì không thể đi tới chủ nghĩa xã hội, bởi vì kinh tế thị trường có những lợi thế:

- Kinh tế thị trường tạo động lực lao động tích cực, tự giác cho từng người lao động thông qua cơ chế cạnh tranh để trở thành người giỏi nhất (sáng tạo nhất, năng động nhất và hợp lý nhất).

- Kinh tế thị trường thúc đẩy chuyên môn hóa ngày càng sâu để phát huy tiềm năng về nhiều mặt của những con người khác nhau.

- Kinh tế thị trường phối hợp, điều tiết hành vi của mọi người một cách tự giác thông qua cơ chế trao đổi hàng hóa một cách tự nguyện, thỏa thuận theo quy luật cung - cầu.

- Kinh tế thị trường phản ánh mức độ tự do, dân chủ cao trong điều kiện nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu còn khan hiếm. So với cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước trong thời bao cấp, kinh tế thị trường không tốn chi phí lập và điều hành kế hoạch, mà lại phát huy được sức mạnh của mọi người. Nhưng cần khẳng định kinh tế thị trường tự nó không thể mang lại chủ nghĩa xã hội cho con người.

Cùng với việc xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam, tiếp cận gần tới những chính sách kinh tế mới trong đó có các chuẩn mực kế toán một cách thận trọng và có chọn lọc. Chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, vì vậy chuẩn mực kế toán quốc tế trước hết vì lợi ích và phù hợp hơn với quốc gia của họ và không phù hợp với những nền kinh tế còn nghèo nàn như Việt Nam. Hơn nữa, truyền thống kế toán luôn khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia. Do vậy, việc áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết và phù hợp trong điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w