Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao tài sản

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 31 - 32)

* Khái niệm khấu hao:

Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Quan điểm tương tự cũng được thể hiện trong IAS 16 và VAS 3 nhưng được diễn đạt theo một cách khác.

Giá trị phải khấu hao của một tài sản phải được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Việc khấu hao TSCĐ là để phù hợp với giả thuyết kế toán chi phí phù hợp với doanh thu. Do TSCĐ có thời gian sử dụng lớn hơn một kỳ kế toán và đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhiều hơn một kỳ kế toán nên sẽ là không hợp lý nếu ghi nhận toàn bộ chi phí phát sinh cho TSCĐ vào chi phí chỉ ở một kỳ kế toán. Thay vì thế, doanh nghiệp phải tìm một phương pháp để có thể phân bổ một cách hợp lý chi phí của tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

- Cả hai chuẩn mực đều xác định số khấu hao của từng thời kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ trừ khi chúng được tính vào giá trị của tài sản khác như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn triển khai là một bộ phận cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy địnhcủa TSCĐ vô hình) hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

- Cả hai chuẩn mực đều cho phép doanh nghiệp phân bổ chi phí của tài sản cho các bộ phận cấu thành và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành cũng như được khấu hao một cách riêng biệt.

* Khác nhau:

- VAS 3 cho áp dụng trường hợp này khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn khác nhau.

- IAS 16 yêu cầu doanh nghiệp phải khấu hao riêng các bộ phận của một TSCĐ hữu hình khi mà giá trị của bộ phận đó là khá lớn so với tổng giá trị của tài sản đó. Và doanh nghiệp có thể lựa chọn khấu hao riêng các bộ phận của một tài sản mà giá trị của bộ phận đó là nhỏ so với tổng giá trị của tài sản. Nếu như doanh nghiệp đã chọn khấu hao riêng biệt một số bộ phận của một tài sản (các bộ phận có giá trị lớn) thì cũng phải khấu hao riêng phần còn lại (các bộ phận có giá trị nhỏ).

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 31 - 32)