Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 59 - 61)

TOÁN QUỐC TẾ

3.3.1. Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế

động kế toán thông qua việc xây dựng, phát triển và phổ biến một hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hơn bao giờ hết lợi ích, chi phí và bất lợi của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế được quan tâm, nghiên cứu và bàn luận rất nhiều ở các nước phát triển. Việc áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế có thể dẫnđến nhiều bất lợi và chi phí hơn là lợi ích. Hơn nữa, lại liên quan đến vấn đề chính trị vì quốc gia mất sự tự chủ trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán.

Vậy trong bối cảnh đó, việc Việt Nam áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế đã là một sự lựa chọn đúng đắn. Không có một hệ thống chuẩn mực kế toán nào là tốt nhất cho tất cả các nước, kể cả chuẩn mực kế toán quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia cần phải xây dựng và chủ yếu là trên cơ sở phù hợp với đặc điểm xã hội, chính trị, kinh tế của đất nước và trên cơ sở áp dụng được chuẩn mực kế toán quốc tế càng nhiều càng tốt.

Để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiệu quả, các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam nên đi theo định hướng này. Cần thiết phải có sự nghiên cứu để hiểu biết sâu hơn về bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế của đất nước và nên nắm bắt tốt hơn những thay đổi của đất nước những năm gần đây để xây dựng thêm và cập nhật các chuẩn mực kế toán hiện hành.

3.3. Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam gần với các chuẩnmực kế toán quốc tế (giới hạn trong các chuẩn mực kế toán TSCĐ) mực kế toán quốc tế (giới hạn trong các chuẩn mực kế toán TSCĐ)

3.3.1. Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam gần với các chuẩn mực kếtoán quốc tế toán quốc tế

Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu, toàn diện vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Hiện nay, phần lớn các công ty hoạt động tại Việt Nam áp dụng chế độ kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, theo yêu cầu của công ty mẹ, theo yêu của của các nhà đầu tư, của người cho vay vốn nước ngoài, hay do yêu cầu của thị trường chứng khoán nơi công ty niêm yết đòi hỏi phải sử dụng cả hệ thống kế toán

và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) hay theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung của Mỹ (US GAAP).

Việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán kế toán thế giới là cả một quá trình lâu dài và yêu cầu phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan, việc áp dụng IAS/IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC là điều kiện để các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC.

Việc áp dụng IAS/IFRS mang lại những lợi ích như: Tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận,sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường và đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chứcthế giới vào Việt Nam.

Tuy nhiên, việc áp dụng IAS/IFRS không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia. Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và chi phí.

Từ các nguyên nhân của sự chưa hòa hợp giữa VAS với IAS/IFRS có thể thấy, việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán là một sự lựa chọn hợp lý. Trong thời gian sắp tới, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập về kế toán nói riêng, một số giải pháp mang tính định hướng cần được xem xét một cách tích cực, như sau:

- Thứ nhất trong IAS/IFRS giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC(Cuộc họp tháng 09/2009 tại Mỹ, nhóm các nước G20 đã xác nhận lại cam kết thúc đẩy việc hội tụ hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) trong đó có đề cập đến việc sử dụng giá trị hợp lý như một cơ sở đo lường chủ yếu nhằm tăng cường tính thích hợp của thông tin trình bày trên BCTC. Cũng trong năm 2009, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố dự thảo “Các quy định về đo lường giá trị hợp lý” trong đó thống nhất giá trị hợp lý là “ giá trị đầu ra” của tài sản hay nợ phải trả). Do vậy, trong một tương lai không xa, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên

tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc.

- Thứ hai, khẩn trương đánh giá, sửa đổi, bổ sung cập nhật 26 chuẩn mực đã ban hành cho phù hợp với những thay đổi của IAS/IFRS và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Thứ ba, nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban hành 5 chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống kinh tế, bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02), tìm kiếm, thăm dò và xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS 06), công cụ tài chính (IFRS 7; IFRS 9), các khoản tài trợ của chính phủ (IAS 20), tổn thất tài sản (IAS 36). Một số chuẩn mực cũng cần có bước chuẩn bị để ban hành trong thời gian tiếp theo như: Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục, phúc lợi của nhân viên, nông nghiệp.

- Thứ tư, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như thị trường giao dịch tài sản cần phải minh bạch và hoạt động để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản…

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam về tài sản cố định (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w