Giám sát tình hình quản trị công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển hệ thống niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31 - 34)

2. Hệ thống quản lý niêm yết

2.2.1 Giám sát tình hình quản trị công ty

Việc quản lý các cổ phiếu niêm yết đ−ợc thực hiện thông qua hệ thống quản lý của SGDCK dựa trên các nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch nhằm duy trì trật tự cho thị tr−ờng. Với vai trò là tổ chức quản lý trực tiếp các công ty niêm yết, SGDCK các n−ớc th−ờng kiểm soát các công ty niêm yết về vấn đề quản trị công ty theo h−ớng áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty tốt, đảm bảo việc điều hành công ty một cách hiệu quả, ổn định, tối thiểu hóa các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các cổ đông, giữa cổ đông với HĐQT và Ban Giám đốc nhằm mục tiêu thiết lập một môi tr−ờng đầu t− thuận lợi với đặc tr−ng là các công ty cạnh tranh và thị tr−ờng tài chính hiệu quả, với các nội dung cơ bản nh− sau:

- Cơ cấu, quyền lợi và trách nhiệm của HĐQT công ty: để đảm bảo nguyên

tắc công bằng, minh bạch cho các cổ đông trong và ngoài công ty, SGDCK các n−ớc th−ờng giám sát khá chặt về vấn đề tham gia của các cổ đông bên ngoài công ty trong HĐQT theo một tỷ lệ nhất định, điều này giúp cho các

cổ đông bên ngoài có thể nắm bắt các thông tin chính xác hơn, hạn chế các chiến l−ợc có lợi cho một bên về các chính sách tiền l−ơng, th−ởng...

Trong lịch sử đã có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến cổ đông thiểu số và những vần đề này dẫn đến sự nghi ngờ về tính độc lập và mẫn cán của HĐQT của các công ty. Những vụ bê bối gần đây ở các thị tr−ờng phát triển đã làm tăng thêm lo ngại trong công chúng trên phạm vi toàn cầu về khả năng và thiện ý của HĐQT trong việc thực hiện các trách nhiệm đ−ợc ủy thác đối với công ty và toàn thể cổ đông. Do đó, SGDCK các n−ớc th−ờng quan tâm kiểm soát về trách nhiệm và quyền hạn của HĐQT trong các công ty niêm yết cũng nh− h−ớng dẫn, tập huấn cho các công ty về các vần đề nh− sau:

+ Huấn luyện cho các nhà quản trị, xây dựng quy tắc ứng xử tự nguyện, thiết lập các tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp và quản lý nguồn lực và quyền hạn của thành viên HĐQT.

+ Kiểm soát các tiêu chuẩn về tính “độc lập” của HĐQT, buộc các thành viên “bù nhìn” phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, tăng c−ờng các biện pháp xử lý đối với việc vi phạm trách nhiệm và nghĩa vụ đ−ợc giao và hạn chế các giao dịch với các bên liên quan (ví dụ nh− việc công ty cho thành viên HĐQT hoặc cán bộ trong công ty vay tiền).

+ Các công ty không đ−ợc sử dụng cơ chế hạn chế tranh tụng không cần thiết hoặc thái quá nhằm ngăn cản hoặc vô hiệu hóa quyền tập hợp ý kiến yêu cầu giải quyết quyền lợi chính đáng của cổ đông.

Ngoài ra, để hạn chế phần nào các giao dịch nội gián, SGDCK các n−ớc yêu cầu các thành viên HĐQT phải công bố thông tin tr−ớc khi thực hiện các hành vi mua hay bán cổ phiếu của chính công ty.

Đối với các công ty niêm yết hoạt động trong các ngành nghề đặc biệt nh− tài chính, ngân hàng, quan hệ sở hữu và quan hệ tài chính phải đ−ợc công bố đầy đủ. Các giao dịch nội bộ và giao dịch với các bên liên quan phải tuân thủ các qui định về quản trị công ty và quản trị ngân hàng. Các thành viên HĐQT của ngân hàng phải có đủ khả năng v−ợt qua các cuộc kiểm tra “phù hợp” về khả năng phục vụ trong ngành. Thành viên HĐQT cũng phải đảm

nhận trách nhiệm đảm bảo hệ thống hoạt động và các thủ tục trong ngân hàng đối với các nghiệp vụ cho vay và giám sát, cũng nh− có đủ khả năng giải quyết nợ khó đòi. Cuối cùng, hệ thống giải quyết nợ tồn đọng trong n−ớc phải bảo vệ và giúp thực thi quyền của chủ nợ và giải quyết hiệu quả các khoản nợ của các con nợ mất khả năng thanh toán, nhanh chóng tái cấu trúc để trở thành doanh nghiệp đứng vững trên th−ơng tr−ờng.

- Quyền lợi của các cổ đông: nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số không bị cổ đông

kiểm soát xâm phạm lợi ích, SGDCK các n−ớc th−ờng quản lý dựa trên các quy định của pháp luật và h−ớng dẫn cụ thể nh− sau:

+ Các cổ đông đ−ợc quyền −u tiên mua cổ phần mới chào bán t−ơng ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông, đ−ợc nhận cổ tức và có quyền dự họp ĐHCĐ.

+ Đối với các cổ đông sáng lập, thông th−ờng đ−ợc yêu cầu nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong một thời hạn nhất định.

+ Các công ty niêm yết phải thực hiện công bố thông tin đối với các giao dịch mua bán lại, giao dịch của các bên có liên quan và giao dịch trong nội bộ công ty;

+ Cho phép cổ đông bị thiệt hại về tài chính có thể dùng quyền của mình hoặc cùng với các cổ đông khác phản đối các cổ đông nắm quyền kiểm soát và thành viên HĐQT.

- Bộ phận phụ trách thông tin: nhằm tạo thuận lợi cho các công ty niêm yết

trong việc công bố thông tin và đảm bảo thông tin đ−ợc công bố là chính xác, kịp thời, SGDCK các n−ớc th−ờng yêu cầu các công ty niêm yết phải thành lập một bộ phận đảm trách các vấn đề về công bố thông tin cho công chúng đầu t−. Bộ phận này phải có ít nhất một thành viên nằm trong HĐQT của công ty.

- Các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát: nhằm giảm bớt các mâu thuẫn về

mặt lợi ích và phát hiện kịp thời các sai phạm của HĐQT giúp các công ty niêm yết hoạt động hiệu quả hơn, SGDCK các n−ớc yêu cầu các công ty niêm yết phải có Ban kiểm soát để đảm bảo nguyên tắc ba bên. Thành viên

của Ban kiểm soát cũng phải bao gồm các cổ đông bên trong và ngoài công ty và phải là những ng−ời hiểu biết sâu sắc về ít nhất một lĩnh vực nào đó nh− tài chính, kế toán, quản trị... Các thành viên Ban kiểm soát cũng phải công bố thông tin khi thực hiện mua bán cổ phiếu của công ty đó và h−ởng một mức thù lao cố định.

- Các vấn đề liên quan đến việc ứng cử, bầu cử: nhằm đảm bảo quyền lợi và

sự công bằng cho tất cả các cổ đông trong vấn đề thực hiện quyền làm chủ đối với công ty, SGDCK các n−ớc th−ờng kiểm soát các công ty niêm yết về các vấn đề liên quan đến việc tham gia, ứng cử, bầu cử... tại ĐHCĐ dựa trên các quy định của pháp luật nh−:

+ Tất cả các cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ;

+ Các cổ đông sở hữu một số l−ợng xác định (th−ờng là cổ đông lớn) trong một thời hạn xác định có quyền đề cử hay tự ứng cử vào HĐQT hay Ban kiểm soát;

+ Cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ một tỷ lệ nhất định theo luật định có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHCĐ;

+ Các vấn đề liên quan đến tính công khai và minh bạch của báo cáo tài chính nh−: việc áp dụng các chuẩn mực, các quy định về kế toán, kiểm toán và công bố thông tin báo cáo tài chính sẽ tạo điều kiện cho tính minh bạch cũng nh− khả năng so sánh thông tin giữa các thời kỳ khác nhau cũng nh− các công ty khác trong cùng ngành. Ng−ợc lại tính minh bạch và khả năng so sánh đ−ợc thông tin sẽ là một công cụ giúp tăng c−ờng hoạt động quản trị công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển hệ thống niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)