Các ứng cử viên do Trung ương giới thiệu về ứng cử tại địa phương

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 25 - 26)

Trước khi tiêu chí (cơ cấu) được chuyển cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh, một số ghế đại biểu Quốc hội nhất định sẽ được dành riêng để đảm bảo có ghế cho các đại biểu đương nhiệm và một số nhân vật khác ở cấp Trung ương. Dù những ứng cử viên “được Trung ương giới thiệu” chủ yếu sống tại Hà Nội nhưng họ phải được bầu ở cấp địa phương. Mặt trận Tổ quốc Trung ương lựa chọn tỉnh mà họ sẽ đại diện để tranh cử. Nhìn chung, các cá nhân này được tạo điều kiện liệt kê danh sách các khu vực cử tri họ muốn đến, nhưng không có gì chắc rằng nguyện vọng của họ sẽ được đáp ứng.

“Họ xếp tôi đến một huyện, thoạt đầu làm tôi lấy làm lạ. Thử tưởng tượng mình sẽ nhảy dù từ Hà Nội đến một làng nhỏ bé chưa bao giờ đặt chân đến. Tôi nói với chồng tôi “đây chắc là chuyện đùa”, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không được chào đón ởđó. Hóa ra bí thư huyện đã rất tự hào khi có tôi ởđịa phương đó và tôi đã được đón tiếp tốt. Tôi đã nỗ lực đặc biệt để tìm hiểu các vấn đề mà người dân địa phương quan tâm. Tuy nhiên, với những trường hợp như tôi, không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ.” – một đại biểu Quốc hội đã nghỉ hưu

Dù ứng cử viên được Trung ương giới thiệu nhưng không có gì bảo đảm rằng họ sẽ trúng cử. Trong kì bầu cử trước (năm 2011), trong số 30 ghế đại biểu Quốc hội dành cho Hà Nội có 11 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu về ứng cử tại đây nhưng 2 trong số này đã không trúng cử.

Ví dụ về một “cơ cấu” giảđịnh ở một tỉnh:

Tỉnh có 8 ghế trong quốc hội. Các ghế này sẽ được phân chia như sau:

 Một Bộ trưởng do chính quyền trung ương giới thiệu

 Một đại biểu quốc hội đương nhiệm do chính quyền trung ương giới thiệu

 Một lãnh đạo tỉnh (Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hoặc bí thư tỉnh)

 Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp lớn của nhà nước

 Một lãnh đạo Công đoàn địa phương  Giám đốc công an

 Giám đốc một bệnh viện hoặc một trường đại học tại địa phương

 Một ghế còn lại dành cho tất cả các nhóm “chỉ tiêu” khác, trong đó có phụ nữ

Phân bổ 182 ứng cử viên được Trung ương giới thiệu:

 Các thành viên Bộ Chính trị  Các bộ trưởng

 Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội  30 trong số 46 tổ chức thành viên của Mặt

trận Tổ quốc (luôn có một vị trí cho Hội Phụ nữ)

 Các đại biểu Quốc hội đương nhiệm sẽ được tái cử (do UBTVQH quyết định)

 Những ứng cử viên mới từ Văn phòng Quốc hội hoặc các cơ quan của chính phủ (khu vực Nhà nước) hoặc các doanh nghiệp lớn của nhà nước (như Petro Việt Nam hay Điện lực Việt Nam – EVN)

Theo kết quả các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, số lượng phụ nữ trong các ứng cử viên được Trung ương giới thiệu chỉ chiếm 11%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ nữ do các tổ chức giới thiệu. Một phần là do những ứng cử viên được Trung ương giới thiệu này là các quan chức cao cấp của Đảng, các bộ trưởng và các đại biểu Quốc hội chuyên trách đương nhiệm – những vị trí vốn luôn thiếu sự tham gia của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)