PHỤ LỤC 6– Mẫu Kế hoạch hành động

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 57 - 58)

Bà Âu Thị Mai, thành viên Ủy ban dân tộc của Quốc hội, phó phòng hành chính - Sở Văn hóa, thể thao và du lịch - tỉnh Tuyên Quang (Bà thắng cử và trở thành đại biểu Quốc hội khóa XIII).

Tên: Âu Thị Mai

Ngày sinh: 25/3/1978

Dân tộc: Sán Chay

Nơi sinh: Xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Trình độ giáo dục: Cử nhân – chuyên ngành: Quản lí văn hóa dân tộc

Tôi cảm thấy vô cùng tự hào được giới thiệu ứng cửđại biểu Quốc hội (NA) khóa 13; đây là một trách nhiệm vô cùng lớn

lao. Tôi sẽ nâng cao năng lực và nỗ lực hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình như một đại diện của nhân dân, và đáp ứng yêu cầu của cử tri, những người đã yêu quí và tin tưởng tôi. Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ tập trung vào các hoạt động sau:

 Tôi sẽ giữ liên lạc thường xuyên với người dân, lắng nghe và chia sẻ các ý kiến, nhận xét và kiến nghị của họ. Tôi sẽ thảo luận những kiến nghị này trong các kỳ họp Quốc hội, chuyển các câu hỏi chất vấn tới các cơ quan Chính phủ có liên quan. Tôi sẽ tham gia tích cực trong các cuộc tranh luận tại Quốc hội. Tôi sẽ gặp gỡ với cử tri trước và sau mỗi kì họp Quốc hội để lấy ý kiến và cung cấp thông tin và phản hồi.

 Tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại điểu Quốc hội Tuyên Quang thực hiện các nghiên cứu khảo sát và đưa ra các khuyến nghị chính sách về những vấn đề như: đào tạo nghề; tạo việc làm, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và dân tộc thiểu số; xây dựng năng lực và chếđộ tiền lương đối với cán bộ chính quyền địa phương nói chung, đặc biệt chú trọng hơn tới các công chức xã; chăm sóc sức khỏe đối với những người có công với nước, người nghèo, hoặc người có hoàn cảnh khó khăn. Là một công chức làm việc về vấn đề văn hóa, giáo dục và du lịch, tôi sẽ quan tâm nhiều hơn tới đầu tư vào các hoạt động văn hóa để có thể tạo những không gian thoải mái, nơi các dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, và người già có thể sáng tạo và trao đổi các hoạt động văn hóa và chơi thể thao; Tôi sẽ xây dựng các chính sách bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại địa phương và các chính sách đầu tư cho phát triển du lịch.

 Là người dân tộc thiểu số, sinh ra ở vùng nông thôn nghèo, tôi sẽ vận dụng kinh nghiệm công tác của mình trong việc hợp tác với đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh đề xuất các chính sách đầu tư cho người dân tộc thiểu sốở những vùng nông thôn nhằm nâng cao đời sống của họ, trong đó chú trọng hơn tới hạ tầng cơ sở nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện, trường, y tế, v.v.

 Là ứng cử viên nữ, tôi sẽ nhận trách nhiệm thúc đẩy thực hiện quyền của trẻ em và phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ dân tộc thiểu số và ở vùng sâu, vùng miền núi. Điều quan trọng nhất đối với họ là thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực đời sống. Các khuyến nghị chính sách bao gồm đào tạo nghề và tạo việc làm ở những huyện nông thôn. Khi đó, phụ nữ sẽ không phải bỏ làng quê và gia đình đi tìm việc, điều này vốn dĩ thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình và con cái họ. Các mối quan tâm khác của tôi còn bao gồm luật về bảo vệ trẻ em – tôi sẽ tham gia tích cực đểđảm bảo rằng tất cả trẻ em sẽđược chăm sóc trong những điều kiện và môi trường tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)