5. Khuyến nghị – Những việc cần làm
5.2.9 Quá trình bầu cử
Hội Liên hiệp Phụ nữ nên có một vị trí ấn định trong tất cả các ủy ban bầu cử địa phương, và thành phần ủy ban bầu cử nên hướng tới sự cân bằng giữa nam và nữ.
Khi Mặt trận Tổ quốc gửi tiêu chí (cơ cấu) ứng cử viên cho các tỉnh, thay vì cụ thể hóa một cách chính xác rằng một doanh nghiệp nhà nước hoặc trường đại học hoặc Công đoàn phải có đại diện, nên tăng tính linh hoạt bằng cách đề xuất tỉ lệ phần trăm đối với từng nhóm lĩnh vực (chẳng hạn, yêu cầu 20% từ khu vực doanh nghiệp). Điều đó sẽ cho phép các cơ quan chính quyền địa phương linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm những phụ nữ đủ tiêu chuẩn, thay
vì chỉ tìm những phụ nữ có vẻ phù hợp với tiêu chí cơ cấu nhưng không phải là người có năng lực nhất.
Hội Liên hiệp Phụ nữ nên sử dụng vị trí ấn địnhcủa mình trong Mặt trận Tổ quốc để tác động đến quá trình bầu cử nhằm đảm bảo sự công bằng cho phụ nữ.
Bắt đầu quá trình bầu cử sớm hơn để giúp các ứng cử viên nữ có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sử dụng ảnh hưởng của mình, đề xuất các hướng dẫn và những thay đổi về “cơ cấu” nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia ứng cử.
Hội đồng bầu cử nên xây dựng chiến lược và gửi hướng dẫn cho các Ủy ban bầu cử về các biện pháp nhằm thực hiện chỉ tiêu 35-40% cho kì bầu cử tới.
Cần tiến hành thiết kế các tài liệu bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về chỉ tiêu tham gia của phụ nữ được đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Phổ biến các tài liệu này cho Hội đồng Nhân dân tỉnh và Ủy ban bầu cử. Những tài liệu này nên bao gồm các câu chuyện về những ứng cử viên nữ thành công, về sự đóng góp hiệu quả của các nữ đại biểu Quốc hội thuộc những thành phần xuất thân khác nhau. Thành viên của Ủy ban bầu cử cần phải tham gia chương trình bồi dưỡng bắt buộc về nhận thức giới và Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết 11, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và các chính sách khác tác động tới sự tham gia của phụ nữ.