PHỤ LỤC 7– Danh mục thuật ngữ

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 58 - 60)

Người có nguyn vng: Cá nhân có đủ tiêu chuẩn và quan tâm tới ứng cửđại biểu dân bầu nhưng chưa thực hiện bước nào để tham gia tranh cử.

ng c viên: Cá nhân có tên trong danh sách bỏ phiếu trong bầu cử.

CEDAW: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12 năm 1979.

ng c viên do Trung ương gii thiu: Ứng cử viên bầu cửđược Trung ương giới thiệu thay vì được chính quyền địa phương giới thiệu.

Đổi mi: Cải cách kinh tếđược khởi xướng vào 1986 cho phép các công ty tư nhân tham gia sản xuất hàng hóa và xóa bỏ nỗ lực tập thể hóa trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp.

y ban bu c: Cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về tổ chức bầu cửở Việt Nam.

Hi đồng bu c: Cơ quan ở cấp tỉnh, huyện và xã có trách nhiệm tổ chức bầu cử tại Việt Nam.

EOWP: Nâng cao năng lực của phụ nữ trong khu vực nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Dự án của Bộ Ngoại giao và Chương trình phát triển Liên hợp quốc.

FF: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

Gii: Thuộc tính, hoạt động, hành vi, vai trò được xã hội xây dựng và coi là phù hợp đối với nam và nữ.

Bình đẳng gii: Đề cập đến các quyền bình đẳng, trách nhiệm và cơ hội của phụ nữ và nam giới và của các bé gái và các bé trai. Bình đẳng không có nghĩa là phụ nữ và nam giới trở nên như nhau mà là quyền, trách nhiệm và cơ hội của phụ nữ và nam giới sẽ không phụ thuộc vào việc họ sinh ra là nam hay nữ. Bình đẳng giới - đó là khi những lợi ích, nhu cầu và ưu tiên của cả phụ nữ và nam giới đều được xem xét trong khi vẫn thừa nhận sựđa dạng và khác nhau của các nhóm phụ nữ và nam giới. Bình đẳng giới không phải là vấn đề của riêng phụ nữ mà cần sự quan tâm và tham gia đầy đủ của nam giới cũng như phụ nữ. Bình đẳng giữa nam và nữđược nhìn nhận như vấn đề nhân quyền, là điều kiện tiên quyết và là chỉ số của phát triển hướng tới con người một cách bền vững. (Nguồn: Cơ quan Phụ nữ của UN)

MDG: Vào năm 2000, 189 quốc gia đã cam kết giải phóng con người khỏi nghèo khổ và đói nghèo cùng cực. Cam kết này được cụ thể hóa thành tám Mục tiêu Phát triển thiên niên kỉ cần phải đạt được vào năm 2015. Vào tháng 9 năm 2010, thế giới tái cam kết về việc thúc đẩy tiến độ thực hiện các mục tiêu này. Mục tiêu thứ 3 (MDG3) là thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. (Nguồn: UNDP)

MOHA: Bộ Nội vụ Việt Nam

MOLISA: Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam

MP: Đại biểu Quốc hội (Nghị sĩ)

NA: Quốc hội (Nghị viện)

NCFAW: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ

Người được gii thiu/ ng viên được gii thiu: Cá nhân được giới thiệu trở thành ứng cử viên tranh cử nhưng vẫn chưa đến giai đoạn có tên trong danh sách bầu cử.

y ban nhân dân:cơ quan chính quyền địa phương ở cấp tỉnh, huyện hoặc xã.

Hi đồng Nhân dân: Tổ chức đại diện của dân (lập pháp) ở cấp tỉnh, huyện hoặc xã.

B phiếu thay: Cử tri có đủ năng lực hành vi lập pháp có thể chỉđịnh một cử tri khác bỏ phiếu thay cho họ. Bỏ phiếu thay có thểđược thực hiện khi cử tri không thểđến điểm bỏ phiếu do ốm yếu, yêu cầu công việc, hoặc đi vắng trong ngày bầu cử - những cử tri có năng lực hành vi lập pháp tương tự có thể bỏ phiếu qua thưđiện tử. (Nguồn: ACE Network)

SCNA: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

ng c viên tng c: Ứng cử viên không được Trung ương hay tổ chức nào giới thiệu, nhưng tự quyết định tham gia tranh cử.

Cơ cu: Bộ tiêu chí được thảo luận ở cấp Trung ương về những tổ chức và nhóm xã hội được có đại diện tham gia ứng cửđại biểu Quốc hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 58 - 60)