PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 40)

lun

1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này đề cập đến sự tham chính của phụ nữ ở cấp Quốc hội ở Việt Nam và trong đó tập trung vào quá trình lựa chọn, đề cử và bầu chọn các ứng cử viên. Vai trò của chính quyền địa phương trong đó có Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã được đề cập đến trong phần bối cảnh của tiến trình thúc đẩy thành công của phụ nữ trên cương vị lãnh đạo trong hê thống chính trị, tuy nhiên không nằm trong phạm vi của nghiên cứu này.

Vì mục đích nghiên cứu, thuật ngữ “chính trị” được định nghĩa từ góc độ các đại biểu dân cử. Do nhiều nữ lãnh đạo cùng lúc đóng nhiều “vai” – tức là con đường sự nghiệp của họ bao gồm lãnh đạo công đoàn, chính quyền, đảng cũng như bầu cử chính trịnên nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong những lĩnh vực này. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp cận vai trò đó trong bối cảnh con đường sự nghiệp của phụ nữ.

Mặc dù vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các tổ chức xã hội, công đoàn, Đảng Cộng sản và các cơ quan hành pháp không trực tiếp nằm trong phạm vi nghiên cứu song cũng được đề cập đến như một yếu tố thúc đẩy phụ nữ tham gia tranh cử.

Nghiên cứu này đề cập đến các Kỳ họp Quốc hội Khóa 11, 12, 13 (từ 2002 đến 2012).

Cốt lõi của nghiên cứu tập trung vào tiến trình tham gia của phụ nữ từ lúc có nguyện vọng đến khi được giới thiệu, trở thành ứng cử viên và trở thành đại biểu dân bầu. Để bổ sung các dữ liệu định lượng, nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu điển hình và các cuộc phỏng vấn với phụ nữ ở từng giai đoạn trong quá trình bầu cử, phỏng vấn đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, các viện nghiên cứu vai trò lãnh đạo của phụ nữ và những tổ chức khác tham gia trong quá trình phát hiện, đào tạo, lựa chọn và giới thiệu các lãnh đạo nữ.

Nghiên cứu kết luận với các khuyến nghị nhằm cải tiến quy trình và tạo dựng một môi trường thúc đẩy sự tham gia cả về số lượng và chất lượng của các nữ đại biểu dân cử tại Việt Nam. Các khuyến nghị này đã nhận được ý kiến phản hồi và đánh giá chuyên gia của một nhóm chọn lọc các nhà lập pháp nữ đã nghỉ hưu hoặc chuyển ngành, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, đại diện của UNDP và các đối tác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)