Cũng có các ứng cử viên không được giới thiệu theo “cơ cấu” hoặc không do bất kì tổ chức nào giới thiệu. Đó là những ứng cử viên tự ứng cử và những người này phải hoàn thiện hồ sơ do Mặt trận Tổ quốc cung cấp. Sau đó quá trình cũng tương tự như các ứng cử viên khác, bao gồm duyệt lý lịch và lấy ý kiến người dân. Danh sách bầu cử không thông báo ứng cử viên nào tự ứng cử, ứng cử viên nào do Trung ương giới thiệu hoặc do tổ chức nào giới thiệu. Nhưng số lượng ứng cử viên tự ứng cử đắc cử rất ít. Năm 2002 – năm đầu tiên cho phép có ứng cử viên tự ứng cử - chỉ có 2 người trúng cử. Trong năm 2007 chỉ có duy nhất một ứng cử viên tự ứng cử trúng cử, và trong Quốc hội khóa hiện tại con số này là 4 (trang mạng Quốc hội). Trong năm 2011 có 268 ứng cử viên tự ứng cử, tuy nhiên sau vòng hiệp thương thứ 3 và quy trình duyệt lý lịch chỉ còn lại 15 ứng cử viên. Các ứng cử viên tự ứng cử đều là người ngoại tỉnh. Nghiên cứu viên cũng đã để tâm lấy thông tin về giới của những ứng cử viên tự ứng cử.
Những ứng cử viên tựứng cử thành công thường là các nhà khoa học có tiếng và những người thành công trong sự nghiệp. Các Đảng viên không bị cấm tự ứng cử. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ ít Đảng viên ứng cử nếu mà bên Đảng không ủng hộ. Một người phụ nữ trẻ đã kể cho chúng tôi rằng khi trúng cử, chị khá bức xúc vì những hạn chế mà tổ chức giới thiệu đã áp đặt lên chị. Trong tương lai, chị dự định tự ứng cử để được độc lập nhiều hơn. Sự phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam cũng có thể mang đến cơ hội cho các doanh nhân hoặc những ứng cử viên “thường bị bỏ sót”, trong đó có phụ nữ.
BẢNG 9: Nguồn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Theo số liệu 2011, Bảng 9 cho ta thấy các giai đoạn khác nhau trong quá trình bầu cử đối với phụ nữ. Trong giai đoạn đầu (người được giới thiệu), Hội Liên hiệp Phụ nữ đề xuất 45-50% ứng cử viên là nữ. Tuy nhiên, sau khi lựa chọn và duyệt lý lịch, số lượng phụ nữ trong danh sách bầu cử chỉ chiếm 31%, dẫn đến chỉ có 24,4% được bầu như trong sơ đồ.