5. Khuyến nghị – Những việc cần làm
5.2.3 Cuộc sống gia đình và xã hộ
Tạo điều kiện cho đại biểu nữ có gia đình được tham gia vào Quốc hội, bao gồm hỗ trợ chi phí đi lại để họ về thăm gia đình, kết hợp các cuộc tiếp xúc để họ đỡ phải đi lại nhiều, cung cấp các trợ lí và hỗ trợ văn phòng cho những đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, tránh xếp lịch họp trùng với kì nghỉ của trẻ em, v.v.
Cung cấp thông tin định hướng và giới thiệu (sách hướng dẫn) cho chồng và gia đình của đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm của đại biểu, tầm quan trọng của họ đối với xã hội và cách gia đình có thể hỗ trợ họ. Hội Phụ nữ có thể cung cấp những hỗ trợ căn bản cho các nữ đại biểu kiêm nhiệm khi họ tham gia các kì họp Quốc hội tại Hà Nội.
5.2.4 Đào tạo
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần tiếp tục cung cấp các chương trình đào tạo kĩ năng thiết thực nhằm nâng cao khả năng giao tiếp và sự tự tin cho phụ nữ. Những chương trình đào tạo như vậy cần được tiến hành trước nhiều năm và đặc biệt nhấn mạnh các kĩ năng như diễn thuyết trước đám đông, đàm phán, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin cũng như hướng dẫn họ cách tạo dựng hình ảnh tích cực đối với công chúng.
Các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân đã nghỉ hưu nên đóng góp thông tin đầu vào để đảm bảo rằng các chương trình đào tạo này đáp ứng được nhu cầu thực sự của các ứng cử viên và đại biểu nữ.
Sớm xác định các ứng cử viên nữ tiềm năng và bồi dưỡng họ.
Bồi dưỡng cho các ứng cử viên nữ về cách sử dụng phương tiện thông tin xã hội làm công cụ vận động bầu cử.
Ủy ban các vấn đề xã hội nên làm việc với nhóm nữ đại biểu Quốc hội để tiếp tục bồi dưỡng và định hướng cho các nữ đại biểu Quốc hội mới và mở rộng chương trình bồi dưỡng khi thích hợp.