Định bỏ phiếu và các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 28 - 29)

Phần lớn các chị em được phỏng vấn đều cho rằng cần phải “nhận thức” được sự suy giảm trong tham chính của phụ nữ trong toàn xã hội và cũng cần nhận thức rằng bình đẳng giới nói chung là một điều kiện tiên quyết cơ bản để bầu phụ nữ. Các cử tri, nam giới đang giữ vị trí cao và chính bản thân phụ nữ cũng cần nhận thức được điều này. Những người được phỏng vấn cho rằng thông thường, phụ nữ sẽ không bầu cho các phụ nữ khác. Một vấn đề khác nữa là sự phổ biến của tình trạng đi bầu thay. Một thành viên trong gia đình – thường là nam giới – sẽ đi và bỏ phiếu thay cho cả gia đình. Một nghiên cứu gần đây đã tìm hiểu các yếu tố khiến người dân lựa chọn bầu cho ứng cử viên và kết luận rằng quá trình công tác của các ứng cử viên là yếu tố quan trọng nhất để

cử tri đánh giá ứng cử viên và rằng phần lớn những thông tin họ biết đều từ phương tiện thông tin đại chúng (PyD 2011). Cử tri bỏ phiếu bầu tùy theo những cái tên quen thuộc hay những bản sơ yếu lý lịch ấn tượng của các ứng cử viên. Như bức ảnh phía dưới cho thấy, tại các điểm bỏ phiếu, tên, ảnh và lý lịch của từng ứng cử viên được niêm yết trên tường cho các cử tri tham khảo.

Việc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về các ứng cử viên được quy định chặt chẽ. Thời lượng và các thông tin về các ứng cử viên được đăng tải tương đương nhau trên các báo và kênh thông tin đại chúng. Cho dù vậy, vẫn có một số cách để phụ nữ được biết đến nhiều hơn. Một trong những cách đó là thông qua báo của Hội Liên hiệp Phụ nữ, một tổ chức có sứ mạng chính là thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ. Biên tập viên của một trong những tờ báo này đã nói về lượng đăng tải cho các nữ ứng cử viên:

“Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng phụ nữđược bầu lớn nhất, tờ báo của tôi, báo của Hội Liên hiệp Phụ nữđã làm điều đó. Báo làm tốt công tác này bởi đó là sứ mạng của chúng tôi. Chúng tôi in tiểu sử của các nữứng cử viên, các cuộc phỏng vấn, quá trình công tác của họ. Phần lớn các báo không làm thế mặc dù các báo đó có lượng độc giả lớn hơn. Mình phân công mỗi phóng viên chỉ chuyên viết về một ứng cử viên nữ. Nếu không còn chỗ in trên báo giấy, chúng tôi sẽđăng trên báo điện tử.” – đại biểu Quốc hội và biên tập báo.

Một nữ phóng viên đã từng là biên tập viên của một tờ báo lớn và là chủ tịch hội nhà báo địa phương đã chia sẻ về những thông tin được đăng tải về chị trong quá trình chị tham gia vận động bầu cử:

“Nhìn chung, tất cả các ứng cử viên được đối xử như nhau. Đó là quy định. Nhưng trên thực tế, tất nhiên có những khác biệt. Một sốứng cử viên có tiểu sử không ấn tượng và có ít hoạt động, vì thế không có những thông tin đăng tải về họ. Trong lần vận động bầu cử, tôi cứ tưởng là các đồng nghiệp phóng viên của tôi sẽ dành ưu tiên đăng tải nhiều về mình. Nhưng tôi thất vọng khi trong suốt thời gian vận động bầu cử, họ thực sự quên tôi và không hề nhắc đến tôi. Chỉ khi gần đến ngày bầu cử các đồng nghiệp của tôi mới bắt đầu viết về tôi. Sau đó họ nói với tôi rằng họ làm như thế là có chủđích, bởi vì tôi sẽ là người cuối cùng mà mọi người nhớđến trước khi bỏ phiếu và đó là lợi thế cho tôi.” – Một đại biểu Quốc hội đã nghỉ hưu.

Một số người được phỏng vấn có nói đến kế hoạch hành động của mình khi bàn về các nguyên nhân thắng cử của họ. Nếu kế hoạch hành động được soạn thảo kĩ và liên quan đến các mối quan tâm của cộng đồng địa phương, đó có thể là một lợi thế cho ứng cử viên. Đó là lí do tại sao

trợ của địa phương khi soạn thảo kế hoạch hành động. Có thể xem ví dụ về kế hoạch hành động trong Phụ lục 6.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)