Sự chuẩn bị của các ứng cử viên

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 30 - 31)

Trong các cuộc phỏng vấn, có rất nhiều các câu chuyện về những nữ ứng cử viên đã vượt qua thử thách và thắng cử dù không phải là ứng cử viên mạnh nhất trong danh sách bầu cử. Hoặc ngược lại, những nữ ứng cử viên giữ chức vụ cao bị thất cử do thiếu chuẩn bị hoặc không tạo dựng được hình ảnh tốt. Có một số tổ chức, bao gồm các tổ chức phi Chính phủ (NGO) và Hội Phụ nữ tiến hành bồi dưỡng cho cả ứng cử viên nam và nữ và các đại biểu Quốc Hội. Nhìn chung, các chị em đã tham gia các chương trình bồi dưỡng do Hội Phụ nữ hoặc các tổ chức khác thực hiện đều thấy các chương trình này rất hữu ích:

“Tôi chỉ có một vài ngày để chuẩn bị, và có được nhận một số lời khuyên. Nếu không có những lời khuyên đó, tôi đã không được ở vị trí này ngày hôm nay. Đó là lí do tại sao tôi thành công.” – nữ đại biểu Quốc hội

Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ cho rằng việc chuẩn bị thực sự không thể diễn ra chỉ trong vài ngày trước bầu cử, mà phải là một quá trình lâu dài. Trong khi đó lại có ý kiến chỉ trích rằng khóa bồi dưỡng không thực sự thiết thực. Một số giải pháp bao gồm yêu cầu các đại biểu Quốc hội đã nghỉ hưu hoặc đại biểu Hội đồng Nhân dân tiến hành tập huấn bởi vì họ hiểu các yêu cầu thực tiễn. Tương tự, các ứng cử viên được cộng đồng địa phương hoặc Hội Phụ nữ giúp đỡ tìm hiểu những mối quan tâm của địa phương và xây dựng các kế hoạch hành động thì thành công nhiều hơn:

Một số các ví dụ về các danh sách ứng cử giảđịnh trong đó phụ nữ chưa chắc có khả

năng được bầu.

Danh sách ứng cử # 1:

5 ứng cử viên cho 3 ghế:

 Quan chức chính trị cao cấp (nam)

 Giáo viên mầm non (nữ)

 Chủ tịch Hội Nông dân địa phương (nam)

 Giám đốc Công an (nam)

 Sinh viên trẻ thuộc dân tộc thiểu số (nữ)

Danh sách ứng cử #2:

3 ứng cử viên cho 2 ghế:

 Đại biểu Quốc hội đương nhiệm từđịa phương khác trong nước (nữ)

 Chủ tịch Hội đồng nhân dân địa phương (nam)

 Lãnh đạo dân tộc thiểu số có uy tín (ở khu vực có nhiều dân tộc thiểu số) (nam)

Danh sách ứng cử #3:

4 ứng cử viên cho 2 ghế:

 Phó Giám đốc bệnh viện (nam)

 Phó Giám đốc bệnh viện (nữ)

 Người đứng đầu một doanh nghiệp nhà nước (nam)

 Phó trưởng ban của cơ quan nhà nước (nữ)

Một số các ví dụ về danh sách ứng cử giảđịnh trong đó phụ nữ có khả năng được bầu nhiều hơn:

4 ứng cử viên cho 3 ghế:

 Giám đốc bệnh viện (nữ)

 Chủ tịch Công đoàn tại địa phương (nữ)

 Doanh nhân trẻ (nam)

“Vai trò của Hội Phụ nữ là đảm bảo có các nữứng cử viên có khả năng; để giúp chuẩn bị cho các kế hoạch hành động, chính các ứng viên phải có tính thuyết phục cao. Nhiều ứng cử viên thành công ở khu vực bầu cử là nhờ các kế hoạch hành động. Một số nữứng cử viên thắng cử do bố mẹđẻ hoặc nhà chồng có kinh nghiệm đã cùng đầu tư xây dựng kế hoạch hành động. Hội Phụ nữ nên hướng dẫn các nữứng cử viên cách quảng bá bản thân và tranh thủ phương tiện thông tin đại chúng.” – đại biểu Quốc hội nghỉ hưu

Hội Phụ nữ được xem như là tổ chức hỗ trợ tạo điều kiện hoặc có thể đóng vai trò là rào cản. Vai trò của Hội là phát hiện, giới thiệu các ứng cử viên và tổ chức bồi dưỡng, nhưng trên thực tế, Hội có thể và nên làm hơn thế nhiều và giúp các ứng cử viên thắng cử.

Nghiên cứu tình huống về vai trò của Hội Phụ nữ

“Giám đốc một công ty mỹ phẩm được đưa vào danh sách bầu cửở một huyện nông thôn. Hãy tưởng tượng nữứng cử viên này – với vẻ ngoài trang điểm của hãng Estee Lauder và đi giầy cao gót – đi đi lại lại nói chuyện với các nông dân tại địa phương! Đơn vị bầu cử này có 5 ứng cử viên và được bầu 3. Là thành viên của Hội Phụ nữđịa phương, chúng tôi giúp chịấy xây dựng kế hoạch hành động. Nữứng cử viên luyện tập bài phát biểu trước Hội Phụ nữ, chúng tôi hướng dẫn chị cách ăn mặc và phát biểu, kể cả cách phát âm, sao cho dễ hiểu đối với người dân địa phương. Chúng tôi đi cùng chịđến nói chuyện với các cử tri và luôn song hành cùng chị. Chúng tôi lắng nghe những gì mọi người nói về chị - vềđầu tóc và trang phục của chị - và góp ý ngay với chị trước khi tham gia buổi họp tiếp theo. Chị phải cạnh tranh với một Giám đốc Bưu điện là nam, người được biết đến nhiều vì khu vực này nằm trong tuyến chuyển phát bưu phẩm của cơ quan anh ta. Chị có thể làm gì để cạnh tranh – chị không thể biến anh ta thành phụ nữ! Chị thắng cử nhờ Hội Phụ nữ. Chúng tôi đã khuyên chị tranh cử về tín dụng nhỏ và nên xuất hiện ở những nơi cần đến.”

Một phần của tài liệu Tài liệu Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)