- Quyết định 181/2003/QĐTTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
1.4.2.Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
2.2.2.3. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động – Thương binh – Xã hội.
Các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực Lao động – Thương binh – Xã hội đã tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của công dân khi đến liên hệ công việc, các quy trình, thủ tục, lệ phí đã quy định rõ ràng.
Tuy nhiờn, cụng tỏc này vẫn cũn tồn tại những mặt hạn chế như: một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trùng lặp, xúc tiến chưa đúng tiến độ, năng lực của các cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và giải quyết công việc.
2.2.2.4. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép kinh doanh.
Nhìn chung công tác cấp giấy phép kinh doanh của huyện Vân Đồn cũng như thị xã Cẩm Phả đã có những chuyển biến mới đó là thời gian giải quyết đã được rút ngắn, các mẫu tờ khai đã được chuẩn hoá so với trước đây. Các chuyên viên làm công tác tiếp nhận hồ sơ đã được chọn lựa từ các phòng ban, có đủ năng lực và trình độ đáp ứng được nhu cầu công việc.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế như sau: Đối với huyện Vân Đồn, số lượng tổ chức cá nhân đến để liên hệ cấp giấy phép kinh doanh còn ít, trong khi đó cán bộ làm công tác nhận hồ sơ về lĩnh vực này lại là cán bộ kiêm nhiệm, thuộc biên chế của phòng Tài chính - Kế hoạch, công việc của phòng rất nhiều mà biên chế lại có hạn nếu bố trí một cán bộ ngồi trực tại bộ phận là rất lãng phí, chính vì thế việc giải quyết thủ tục cấp giấy phép kinh doanh theo cơ chế “ một cửa” là chưa hợp lý đối với huyện Vân Đồn trong tình hình hiện nay. Đối với Thị xã Cẩm phả với số dân đông gấp nhiều lần so với huyện Vân Đồn, kinh tế phát triển nên việc thực hiện giải quyết thủ tục cấp giấy phép kinh doanh theo cơ chế “ Một cửa” là hợp lý và cần phải phát huy hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư vào thị xã.
2.2.2.5. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ Một của” trong lĩnh vực tư pháp.
Việc thi hành Nghị định 83/1998/NĐ-CP trong giai đoạn 2001-2005 còn nhiều bất cập, các văn bản pháp luật không dự liệu trường hợp thực tế thường xẩy ra nên gây phiền hà cho người dân. Các quy định còn rườm rà, chồng chéo. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch ra đời thay thế Nghị định 83/1998/NĐ-CP đã thực sự quán triệt được tinh thần cải cách TTHC mà Chính phủ đề ra, bước đầu đạt được những kết quả như sau:
- Mở rộng, phân câp mạnh cho UBND cấp xã giảm tải cho công tác tư pháp cấp huyện và tăng thẩm quyền cho cấp xã trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực.
- Rút ngắn thời gian giải quyết công việc từ ngày 15 ngày xuống còn 05 ngày theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
- Đáp ứng yêu cầu công khai hoá các thủ tục.
- Đơn giản hoá các thủ tục, giấy tờ trong đăng ký hộ tịch, chứng thực, cấp lại bản chính giấy khai sinh tạo điều kiện tối đa cho công dân khi đến liên hệ công việc.
Tuy vậy, thực tế áp dụng Nghi định 158/2005/NĐ - CP vẫn nẩy sinh những bất cập cần phải khắc phục, cụ thể như:
- Các mẫu đơn, tờ khai chưa được chuẩn hoá mặc dù đã được nghiên cứu nhiều lần.
- Các quy định chồng chéo.
* Đối với vấn đề công chứng: Theo Nghị định 75 đã quy định khá rõ về thẩm quyền và phạm vi công chứng nhưng qua thực hiện thấy một số vướng mắc sau đây.
Một là, Theo nghi định 75/CP thì phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch là rất rộng, không giới hạn, chỉ trừ những hợp đồng, giao dịch trái pháp
luật hoặc trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, khi quy định thẩm quyền công chứng cho UBND cấp huyện, Nghị định 75/CP lại phân định hợp đồng, giao dịch thành hai loại: hợp đồng giao dịch liên quan đến bất động sản và hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài hai loại hợp đồng, giao dịch nói trên còn có những hợp đồng giao dịch không liên quan đến bất động sản hoặc động sản ( ví dụ: như thoả thuận dân sự về việc làm hoặc không làm một việc gì đó).
Vậy đối với loại hợp đồng, giao dịch này có thuộc thẩm quyền công chứng của UBND huyện hay không? rõ ràng, theo quy định của Nghị định 75/CP thì thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch đã không bao quát hết các loại hợp đồng, giao dịch thuộc phạm vi công chứng.
Hai là, Nghị định 75/CP quy định cơ quan công chứng có thẩm quyền chứng nhận chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục cho giao dịch của họ. Thực tiễn, công chứng hiện nay đã gặp những vướng mắc và lúng túng, đó là đối với loại giấy tờ nào thì được công chứng chữ ký, đối với loại nào thì không được công chứng chữ ký mà phải công chứng theo thủ tục, trình tự công chứng hợp đồng giao dịch... tất cả những hạn chế trên đã gây khó khăn cho công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực công chứng.
* Kết quả giải quyết các TTHC theo cơ chế “ Một cửa” của UBND huyện Vân Đồn và UBND thị xã Cẩm Phả năm 2010.
UBND huyện Vân Đồn:UBND huyện Vân Đồn:
1. Đăng ký và cấp giấy phộp kinh doanh - Tổng số hồ sơ đã nhận: 270
- Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 250 - Số hồ sơ chưa giải quyết: 20 2. Địa chính
- Tổng số hồ sơ đã nhận: 1300 - Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 1200 - Số hồ sơ chưa giải quyết: 100 3. Xõy dựng, nhà ở
- Tổng số hồ sơ đã nhận: 167 - Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 167 4. Cụng chứng
- Tổng số hồ sơ đã nhận: 320 - Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 320 5. Lao động – Thương binh – Xó hội - Tổng số hồ sơ đã nhận: 157
- Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 157
UBND thị xã Cẩm Phả:
1. Đăng ký và cấp giấy phộp kinh doanh: - Tổng số hồ sơ đã nhận: 340
- Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 340 2. Địa chính
- Tổng số hồ sơ đã nhận: 1850 - Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 1820
- Số hồ sơ chưa giải quyết: 30 3. Xõy dựng, nhà ở
- Tổng số hồ sơ đã nhận: 321 - Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 321 4. Cụng chứng – chứng thực - Tổng số hồ sơ đã nhận: 100 - Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 100 5. Lao động – Thương binh – Xó hội - Tổng số hồ sơ đã nhận: 201
- Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 201