- Quyết định 181/2003/QĐTTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
1.4.2.Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
2.2.2. Kết quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một của” trong các lĩnh vực sau.
trong các lĩnh vực sau.
2.2.2.1 Kết quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ Một cửa” trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Đất đai là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Dân số tăng nhanh nhưng nguồn tài nguyên đất không tăng. Đặc biệt với xu hướng đô thị hoá hiện nay, việc quản lý đất sao cho hiệu quả là một đòi hỏi cấp thiết hơn.
Lĩnh vực này gồm những lĩnh vực như sau: thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quỳên sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chứ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cho thuê đất, cho thuê lại đất đối với hộ gai đình, cá nhân, cho thuê đất, cho thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục trên đã được niêm yết công khai tại Bộ phận “ Một cửa” của huyện, thi xã. Thời gian giải quyết các thủ tục trên đã được rút ngắn so với trước đây, thẩm quyền và trình tự giải quyết cũng rõ ràng hơn.
Hiện nay những quy định về cấp giấy CNQSDĐ cho người dân trong các văn bản pháp luật có liên quan phần nào phát huy được hiệu quả, tạo sự thống nhất trong quản lý nhà, đất.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2003 và sự ra đời của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghi định 88/2009/NĐ- CP được ban hành nhằm giải quyết vấn đề bất cập trong các quy định trước đây về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữư tài sản. Cụ thể:
Thống nhất 01 loại GCN về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạo điều kiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
chỉ phảo làm thủ tục cấp giấy chứng nhận một lần tại một cơ quan nhà nước. Hồ sơ địa chính đẫ được xây dựng, quản lý thống nhất ở một số đầu mối, khắc phục tình trạng nhiều cơ quan quản lý, đã giảm ít nhất thời gian giải quyết các TTHC so với trước đây.
Ngoài ra, nhiều quy định mới đã được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức như trong việc xin cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất: như bổ sung các thủ tục đăng ký biến động đối với tài sản mà trước đây chưa có quy định; giảm thời gian xem xét cấp giấy chứng nhận lần đầu.. Đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong việc kiểm tra hồ sơ trước khi tiếp nhận tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Hạn chế việc đi lại của người dân để đăng ký được giấy chứng nhận này thì người dân chỉ phải làm thủ tục tại bộ phận “một cửa” của huyện.
Bên cạnh những thuận lợi, còn có những bất cập khó khăn sau đây ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giải quyết công việc như sau:
- Một số hạn chế của từng loại mẫu: Phần dành cho chỉnh lý biến động ít. - Thời gian giải quyết chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quỳên sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chức, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cho thuê đất, cho thuê lại đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cho thuê đất, cho thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân tại một số huyện, thị xã còn chậm, chưa đúng thời gian quy định đã được niêm yết tại Bộ phận “ Một cửa”. Đối với một số thủ tục còn thiếu, phải bổ sung thêm để có điều kiện để giải quyết các thủ tục hành chính nhưng cán bộ, công chức làm công tác nhận hồ sơ, chưa hiểu hết được thực chất của công việc nên giải thích không rõ ràng và gây khó rễ cho người dân.
- Trình độ cán bộ, công chức còn hạn chế nên ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc. Tình trạng làm sai quy trình trong giải quyết hồ sơ vẫn diễn ra.
Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết công việc còn hạn chế, chẳng hạn như người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi nộp hồ sơ tại Bộ phận “ Một cửa”, trách nhiệm của cán bộ, công chức phải chuyển đến phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, thị xã chủ trì phối hợp với phòng chuyên môn liên quan, Chi cục thuế và UBND cấp xã, phường ( nơi có đât) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đầy đủ các điều kiện quy định thì UBND thị trấn, phường, xã và phòng Tài nguyên – Môi trường chịu trách nhiệm xác nhận vào bản hợp đồng chuyển nhượng quỳên sử dụng đất theo mục quy định. Trên thực tế UBND các xã, thị trấn nhiều nơi vẫn chưa thực sự phối hợp với để giải quyết công việc. Việc chuyển thuế, theo quy định là 05 ngày tính từ ngày cơ quan thuế nhận hồ sơ nhưng nhiều trường hợp cơ quan thuế không làm theo quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc.
2.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ Một cửa” trong quản lý xây dựng và nhà ở.
Quản lý xây dựng và nhà ở vốn được coi là vấn đề hết sức phức tạp và khá nhạy cảm. TTHC trong quản lý xây dựng, nhà ở được quy định trong Luật xây dựng, Luật đất đai và nhiều luật, văn bản pháp luật có liên quan khác. Các bất cập về TTHC trong lĩnh vực này được nhìn nhận như sau:
- Thủ tục rườm rà, quy định chồng chéo, không thống nhất, thiếu tính đồng bộ.
- Trình độ, năng lực của cán bộ làm trong lĩnh vực này còn yếu. Đối với huyện Vân Đồn thì hầu hết những cán bộ làm công tác xây dựng và nhà ở không đúng chuyên môn đã được đào tạo nên đã xẩy ra việc cấp giấy phép xây dựng, nhà ở không theo quy hoạch và không theo quy định của nhà nước. Sự phối hợp giữa các ngành tài nguyên và môi trường, xây dựng, tài chính chưa chặt chẽ, nên ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết và mất nhiều thời gian, công sức của người dân; thời gian giải quyết quyết các thủ tục ở một số huyện, thị xã còn kéo dài thời hạn, nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu.
- Tuy đó thành lập bộ phận một cửa trực thuộc UBND cấp huyện để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhưng trên thực tế vẫn chưa bảo đảm yêu cầu vỡ người dân vẫn phải tự đến Kho bạc để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ tại xó và xó chuyển cho Văn phũng đăng ký quyền sử dụng đất qua bộ phận một cửa; việc làm này lại cú tớnh chất trung gian, xó làm thay việc của dõn, nhưng khi hợp đồng đo đạc, người dân vẫn phải gặp trực tiếp Văn phũng đăng ký quyền sử dụng đất, làm kộo dài thời gian giải quyết.
Quy định cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, song thực tế cũng phát sinh những vấn đề như sau: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể thực hiện được đồng thời với chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ( do nhà ở được xây dựng sau) ; hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở còn phức tạp. Quy trình giải quyết kéo dài, trách nhiệm không rõ. Chẳng hạn, do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không xác định được tình trạng nhà ở, quy mô, loại nhà và những vấn đề có tính chất kỹ thuật liên quan đến nhà ở để thực hiện việc đăng ký, nên còn phải qua cơ quan quản lý nhà ở thông việc gửi phiếu lấy ý kiến quả cơ quan này. Thực tế cho thấy người dân không mặn mà với việc đăng ký sở hưu nhà ở.
Những quy định mới nổi bật thể hiện tinh thần cải cách TTHC mạnh mẽ của nhà nước và của tỉnh Quảng Ninh là:
- Việc cấp GPXD đó được phân cấp cho chính quyền cấp huyện, cấp xó thực hiện, cựng với đó là việc đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ xin cấp GPXD. Theo đó, người xin cấp GPXD chỉ phải nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng; các thủ tục không cần thiết được bói bỏ; thời gian cấp phộp đó được giảm (từ 30 ngày xuống cũn 20 ngày đối với công trỡnh, 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ). Việc cấp GPXD nhà ở nông thôn đó được quy định trong Luật Xây dựng.
- Ngoài ra, nhiều quy định mới đó được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức như trong việc xin cấp GCN và đăng ký biến động về đất như: bổ sung các thủ tục đăng ký biến động đối với tài sản mà trước đây chưa quy định; giảm thời gian xem xét cấp GCN lần đầu... Đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong việc kiểm tra hồ sơ trước khi tiếp nhận để tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
- Quy định rõ danh mục các công trình được miễn Giấy phép xây dựng, đó là các công trình nằm trong danh mục không phải xin Giấy phép xây dựng theo Luật.
- Giảm bớt quy trình, đơn giản hoá thủ tục, làm rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các bên liên quan trong quản lý trật tự xây dựng.
- Phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền trong quản lý xây dựng cho UBND cấp huyện và cấp xã.
- Xác định cụ thể thời hạn giải quyết các TTHC trong việc quản lý xây dựng, cấp phép xây dựng.