Điều kiện kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn quảng nam (Trang 63 - 65)

Với lợi thế vị trí địa lý, tài ngun thiên nhiên, khống sản; nguồn nhân lực dồi dào và nhân dân Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng, sau 10 năm tái lập, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế- xã hội quan trọng về cả quy mô và chất lượng. “Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) thời kỳ 1997- 2000 tăng bình quân 7,6%/năm. Bình quân trong 5 năm (2001-2005) tăng 10,37 % (kế hoạch là 10%) và tổng giá trị GDP đến năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1997. Trong đó khu vực cơng nghiệp- xây dựng tăng 19,15 %; khu vực dịch vụ tăng 11, 25%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,23%. Riêng trong năm 2006, năm đầu thực hiện kế hoạch 2006-2010, GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua (13,45%). Sau 10 năm tái lập tỉnh (1997- 2006) quy mô nền kinh tế tăng đáng kể và có bước phát triển khá nhanh, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) tăng liên tục qua từng năm, bình quân mỗi năm tăng 9,56%, đến năm 2006 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh gấp 2,3 lần năm 1997” [8, tr.12-13].

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần hàng năm, tỷ trọng nông nghiệp giảm (từ 47,7% năm 1997 chỉ cịn 29% năm 2006) trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của ba khu vực và các ngành kinh tế. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình (1999-2006) cho thấy thu nhập của các tầng lớp dân cư được tăng lên đáng kể. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên toàn tỉnh là 465,01 ngàn đồng, gấp 2,5 lần so với năm 1999, tăng 41,4% so với năm 2004. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể [8, tr.25].

Chi ngân sách trong những năm qua bảo đảm được các khoản chi thường xuyên và tăng cường chi cho đầu tư phát triển. Chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá (chiếm tỷ trọng trên 51% trong chi thường xuyên), góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Cơng tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; đào tạo cán bộ y tế cho cơ sở có nhiều tiến bộ đáng kể; số bác sĩ tăng nhanh qua mỗi năm.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục đạt được những thành tựu mới, chất lượng ngày càng nâng lên. Tỉnh đã hồn thành chương trình, mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt 89% (207/233 xã, phường, thị trấn); 72,1% (168 xã) đạt chuẩn về phổ cập THCS, tồn tỉnh có 160 trường mầm non, tiểu học, THCS được cơng nhận chuẩn quốc gia (năm 2002 có 43 trường).

Hoạt động văn hố, thơng tin giai đoạn 1997-2006 tiếp tục được triển khai rộng khắp ở các địa phương, tệ nạn xã hội, các tập tục lạc hậu giảm đáng kể.

Nhìn chung, trong bối cảnh một tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp, thuần nông và nghèo, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, sự tác động bất lợi của tình hình kinh tế yếu kém những năm đầu sau chia tách, thiên tai lại xảy ra liên miên, 10 năm qua, những thành tựu nỗ lực vượt khó đạt được nói trên của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam là rất quan trọng. Song để phát triển, cần nhìn nhận thật đầy đủ mặt hạn chế và bất cập, để có biện pháp, chính sách tháo gỡ.

GDP bình qn đầu người năm 2006 trên 7 triệu đồng/người/năm, so với mặt bằng chung cả nước còn thấp dù con số này vẫn tăng lên hàng năm (năm 2004 đạt 4,88 triệu đồng, năm 2005 xấp xỉ 6 triệu đồng); kinh tế có tăng trưởng song chưa thật vững chắc, hiện tỉnh vẫn đối mặt với nhiều thách thức: chất lượng hàng hố, dịch vụ nhìn chung cịn thấp, tỷ lệ sản phẩm chế biến gia công và thơ cịn lớn, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hạn chế; vùng nguyên liệu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, năng suất thấp.

Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giáo dục phổ thông, dịch vụ y tế, dịch vụ hành chính cơng chưa đáp ứng u cầu phát triển của tỉnh. Nhiều vấn đề trong quản lý nhà nước, bảo vệ mơi trường, gìn giữ tài ngun khống sản, lâm sản, kiềm chế tình trạng tai nạn giao thơng …thực hiện chưa hiệu quả. Hạ tầng kinh tế-xã hội, đời sống dân cư ở khu vực nông thôn (miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) cịn rất khó khăn, tỷ lệ nghèo vẫn ở mức cao.

Một phần của tài liệu hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn quảng nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w