chính sách cơng trong q trình xây dựng mơ hình nơng thôn mới trên địa bàn Quảng Nam
- Nhân tố kinh tế: Tăng trưởng cao tính bình qn trong 5 năm (2001-
2005) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,4%/năm (chỉ tiêu đề ra là 10%); thu nhập bình quân đầu người nâng lên rõ rệt, năm 1997 mới đạt 2,16 triệu đồng, năm 2000 là 3,0 triệu đồng, năm 2004 tăng lên 4,88 triệu đồng năm 2000 trên 7 triệu đồng; “tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,3% năm 1997 xuống còn 9,5% vào cuối năm 2005; giải quyết việc làm cho trên 150.000 lao động, tăng 30.000 so với chỉ tiêu” [11, tr.29]. Kết quả các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trên thể hiện thái độ tích cực của chủ thể (cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể ở tỉnh) trong việc tìm ra các phương hướng, chính sách và giải pháp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Quảng Nam. Các vấn đề xã hội được giải quyết cũng góp phần thúc đẩy việc hồn thiện chính sách, phát huy nội lực cải tạo
xã hội. Về điều này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (năm 2005) đánh giá: “Trong chỉ đạo phát triển kinh tế, đã tích cực đổi mới tư duy, lựa chọn đúng khâu đột phá, thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Cơ chế, chính sách khơng ngừng được nghiên cứu hồn thiện, có sức thu hút đầu tư, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế và động viên các nguồn lực trong nhân dân để phát triển” [11].
Tuy vậy, các vấn đề trong đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh chưa được giải quyết thấu đáo như: sản phẩm công nghiệp chủ lực; thương hiệu, thị trường xuất khẩu; công nghiệp nông thôn; quy mô hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã; hiệu quả kinh tế nông nghiệp; công tác giao rừng và đất rừng cho cộng đồng làng; quản lý tài ngun mơi trường; tầm nhìn, tính khả thi trong quy hoạch và quản lý quy hoạch; tiến độ giải toả mặt bằng, bồi thường thiệt hại, tái định cư; giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân trong diện giải toả; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở miền núi,… Những mặt trên vừa là kết quả các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian qua, vừa là cơ sở thực tiễn định hướng cho qúa trình hoạch định chính sách sắp tới.
- Nhân tố về chính trị:
Ý thức chính trị và năng lực quản lý điều hành trong hoạch định chính sách của bộ máy chính quyền, đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, xã là nhân tố thành cơng của chính sách. Ngồi ra, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ các sở, ban, ngành, tính hiệu quả trong cơng tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan của Đảng, chính quyền, Uỷ ban Mặt trận và đồn thể các cấp đóng góp rất lớn vào hiệu quả chính sách.
Bên cạnh đó, các quyết định chính sách lớn, ở tầm vĩ mơ như (dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi, khu kinh tế mở Chu Lai, nâng cấp và mở rộng sân bay Chu Lai, phát triển dịch vụ du lịch ở Hội An, Mỹ Sơn; các chương trình hỗ trợ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...) đóng vai trị định hướng chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Quy chế dân chủ cơ sở, các phong trào xây dựng làng xã văn hố, xố đói giảm nghèo, phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, lựa chọn ra những đại biểu Hội đồng nhân dân vừa tài vừa đức,… được triển khai, tạo ra hiệu ứng tốt trong thực thi chính sách, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Vận dụng quy chế dân chủ, các địa phương cơ sở đã có nhiều biện pháp sáng tạo tổ chức cho nhân dân bàn bạc tháo gỡ những khó khăn, đóng góp ý kiến vào vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển và mở rộng ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thực hiện dân chủ cơ sở, dân chủ trong Đảng thực sự sẽ tạo ra sự thơng thống, thuận lợi cho q trình hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tình trạng dân chủ hình thức chưa được khắc phục triệt để đã làm xói mịn niềm tin của dân vào tính phù hợp của chính sách, ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực thi chính sách.
Ý thức chấp hành pháp luật, tính tích cực chính trị-xã hội, thái độ ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần đưa việc hồn thiện chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn đi vào thực chất. Vai trị giám sát, phản biện chính sách của các hội, đoàn thể ở tỉnh Quảng Nam dù chưa thực sự mạnh song có ảnh hưởng lớn đến chất lượng các q trình chính sách, đảm bảo cao nhất cho hiệu quả xây dựng nơng thơn mới, văn minh, hiện đại, giàu có.
Ngồi ra, ở Quảng Nam, nơi có số lượng đối tượng chính sách, Thương binh, gia đình Liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều nhất nước, nhưng đời sống của họ hiện nay vẫn cịn khó khăn cũng là một yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách của tỉnh cần phải tính đến trong lựa chọn chính sách trong định hướng phát triển của tỉnh.
- Đội ngũ lãnh đạo quản lý:
Lãnh đạo biết lắng nghe nguyện vọng của đối tượng thực thi chính sách để xác định đúng mục tiêu, lựa chọn giải pháp cho chính sách, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhằm hiện thực hố được mục tiêu chính sách đặt
ra. Đây cũng là yêu cầu cơ bản để hoạch định chính sách đạt hiệu quả. Lãnh đạo các cấp cần quan tâm chú ý hơn đến kỹ năng, nghiệp vụ soạn thảo, hoạch định chính sách, cơ hội, điều kiện tiếp cận thông tin, khả năng tiếp cận thực tế; đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, có khả năng nhận thức các vấn đề chính trị- xã hội, nâng cao tính khoa học, tính thời đại, tính địa phương vào các chính sách.
- Nhân tố văn hóa-xã hội:
Quảng Nam là quê hương của nhiều loại hình nghệ thuật cổ, là kho tàng văn hố dân gian, lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc miền Trung. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể cùng với những yếu tố lịch sử truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng, làng xã nơi đây được giữ gìn và phát huy trong thời đại mới sẽ là yếu tố bảo đảm để nông thôn Quảng Nam phát triển bền vững. Các phong trào xây dựng tộc họ văn hố được đẩy mạnh có tác dụng lớn trong việc xây dựng quỹ khuyến học, nâng cao dân trí, góp phần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng kinh tế-xã hội, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, làng văn hố,… ở nơng thơn Quảng Nam.
Trước những biến đổi của đời sống xã hội hiện nay, những nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng làng xã rất cần được xây đắp nhằm tạo dựng mơ hình nơng thơn mới tiến bộ, văn minh, hiện đại. Nhận thức đầy đủ tất cả các mặt vừa thuận lợi, vừa khó khăn nói trên để hoạch định chính sách xây dựng nơng thơn mới đảm bảo tính bền vững, tồn diện và hiệu quả.
Tóm lại, những nhân tố điều kiện, địa hình, thời tiết khắc nghiệt, ảnh
hưởng chiến tranh, giao thông không thuận lợi, tài nguyên đất đai kém màu mỡ, nguồn thu ngân sách cịn thấp, trình độ dân trí và thu nhập bình qn đầu người thấp, tác hại thiên tai có xu hướng gia tăng, thơng tin liên lạc cịn thiếu, địi hỏi tỉnh Quảng Nam cần có những chính sách đi đầu vượt trội, ưu tiên để xây dựng mơ hình nơng thơn mới ở Quảng Nam.