IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
2. Môi trường vi mô
2.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Tiềm lực tài chính của công ty được xem xét bằng một số các chỉ tiêu như: Tổng nguồn vốn, khả năng huy động vốn, vốn lưu động, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ của doanh nghiệp,... Tiềm lực tài chính mạnh sẽ cho phép công ty có thể theo đuổi những mục tiêu lớn, lựa chọn những chiến lược có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiềm lực tài chính không quyết định đến khả năng cạnh tranh trên thị trường mà vấn đề đặt ra là phải sử dụng nguồn vốn cho hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty, mang lai hiệu quả sinh lời cao nhất.
2.2. Sản phẩm của doanh nghiệp.
Sản phẩm chính là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một hệ thống các yếu tố thoả mãn nhu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất (hiện vật), bao bì, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, cách thức bán
hàng,... Chất lượng sản phẩm được đánh giá bằng mức độ hài lòng của người tiêu dùng người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm và chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
2.3. Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp nói chung và công tác phát triển thị trường nói riêng. Chính con người lập ra chiến lược phát triển thị trường và là những người thực hiện nó. Với đội ngũ lao đông có năng suất, khả năng phân tích và sáng tạo, kinh nghiệm, am hiểu về thị trường và nghiệp vụ của mình sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định và thực hiện chiến lược một cách tốt hơn. Điều này lại phụ thuộc vào ban quản lý của công ty với chiến lược phát triển con người và phát triển nguồn nhân, liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người.
2.4. Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình).
Uy tín của doanh nghiệp là hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ nổi tiếng của sản phẩm, của nhãn hiệu hàng hoá, uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt với khách hàng thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp trong những lần mua sau.
Hiện nay các Công ty Dệt-May nói chung, Công ty xuất khẩu áo mưa nói riêng tham gia vào thị trường xuất khẩu rất đông. Nhưng nhìn chung, các sản phẩm Việt Nam có uy tín trên thị trường xuất khẩu lại rất ít, chỉ có một số những tên tuổi như Công ty Cổ phần may 10, Công ty may Việt Tiến, Công ty Ninomaxx, Rando,... nguyên nhân là do các Công ty Việt Nam sử dụng nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài hay nói cách khác là xuất khẩu theo hình thức gia công cho nước ngoài. Vì vậy
trong thời gian tới các Công ty nên xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình.
2.5. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp. của doanh nghiệp.
Có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá được đưa ra đáp ứng khách hàng. Liên quan đến chất lượng thoả mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các nghiệp vụ khác của doanh nghiệp. Hiện nay các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp Dệt-May Việt Nam vẫn còn chưa được tiên tiến lắm, nhiều khâu trong quá trình sản xuất vẫn còn cần đến sự tham gia của con người, điều này không những làm giảm năng xuất lao động, tăng giá thành.
2.6. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp.
Vị trí địa lý thuận lợi sẽ là lợi thế so sánh của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những thuận lợi đó là: Tự nhiên nước ta phong phú, đa dạng; Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, nước ta trở thành đầu mối giao thông quan trọng đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và Châu Úc Đại Dương, có vùng biển chủ quyền rộng lớn. Vị trí địa lý cho phép nước ta có thể dễ dàng phát triển các quan hệ Kinh tế-thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành “bốn con rồng Châu Á”. Thái Lan, Malaixia đang tiến bước trên con đường đó. Các nước khác cũng có những chuyển động mới đáng kể.
Về cơ sở vật chất-kỹ thuật, đây là những thứ phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, nhà xưởng, văn phòng,... phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ÁO MƯA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ