II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu áo mưa
Thị trường xuất khẩu của Công ty Vĩnh Tiến hiện nay rất đa dạng với nhiều đặc điểm khác nhau. Công ty không thể áp dụng một chiến lược như nhau cho tất cả các thị trường mà cần xây dựng những chiến lược phát triển thị trường khác nhau cho từng thị trường với những đặc điểm khác nhau.
Đối với thị trường truyền thống đã quan hệ làm ăn lâu dài, có sự hiểu biết nhất định về nhau. Vì vậy trong quan hệ mua bán, công ty phải luôn
giữ chữ tín và có nhiều ưu đãi như phương thức thanh toán và một số điều khoản khác trong hợp đồng. Đối với những bạn hàng lớn thường xuyên và có nhu cầu về sản phẩm của mình, công ty có thể tiến hành liên doanh sản xuất lâu dài. Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp vốn, gửi chuyên gia giám sát và có thể cả những hàng mẫu sẵn để công ty sản xuất với nguyên liệu họ cung cấp hoặc tự mua ngoài, với nhà xưởng và nhân công trong nước.
Đối với thị trường tiềm năng, khi công ty đã xác định thị trường này có nhu cầu nhập mặt hàng áo đi mưa công ty có thể gửi các đơn chào hàng cố định hay không cố định. Đây là một trong những biện pháp quảng cáo hàng hoá của công ty đến thị trường này.
Khi mới bắt đầu quan hệ làm ăn, công ty nên chú ý đến một số những ưu đãi để nhận được hợp đồng từ họ và có những giải pháp để họ nhớ tới công ty trong những lần tiếp theo.
Công ty có thể lập chiến lược phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý:
* Đối với thị trường khu vực Đông Á.
Đây là thị trường kinh doanh mặt hàng áo đi mưa chủ yếu, quen thuộc của công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam. Thị trường này có lợi thế là cùng thuộc một khu vực với Việt Nam nên thuận lợi về vận chuyển, thông tin liên lạc và quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực đã phát triển.
Hiện nay áo đi mưa của công ty suất sang thị trường Đài Loan vẫn ổn định, tuy nhiên trong tương lai công ty sẽ phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong ngành ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc, và đây cũng là thị trường mà công ty nhập nguyên liệu để phục vụ sản xuất, vì vậy với thị trường này công ty có thể áp dụng chiến lược hàng đổi hàng để tạo ra mối quan hệ khăng khít lâu dài, bên cạnh đó công ty cũng cần phải kểt hợp với chiến lược phát triển sản phẩm về chiểu sâu. Tuy nhiên khách hàng ở thị trường này rất nhạy cảm về giá và yêu cầu
chất lượng trung bình. Do đó công ty có thể cung ứng các sản phẩm với chất lượng vừa phải nhưng với mức giá cạnh tranh để thu hút khách hàng ở thị trường này.
Đối với thị trường Nhật Bản, ngoài việc bán qua các công ty nhập khẩu, công ty còn có thể mở rộng phương thức bán hàng bằng cách gửi bán cho các cửa hàng bán phục vụ người Việt Nam tại Nhật Bản hoặc phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng ở thị trường này. Khách hàng ở thị trường Nhật Bản không nhạy cảm về giả lắm mà chú yếu nhiều đến chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng rất được chú ý, do đó trong biện pháp phát triển thị trường, công ty cần chú ý đến đặc điểm này.
* Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Tham gia vào AFTA (Khu vực mậu dịch tự do), thực hiện tiến trình CEPT (Chương trình ưu đãi thuế quan), Việt Nam sẽ có điều kiện xuất khẩu xuất khẩu hàng Dệt – May vào một thị trường hơn 500 triệu dân của khu vực ASEAN. Đây là thị trường đông dân nhưng khách hàng ở khu vực thị trường này rất nhạy cảm về giá, không yêu cầu nhiều về chất lượng, vì vậy với thị trường này công ty nên lựa chọn những mặt hàng có chất lượng vừa phải nhưng giá cả thấp để xâm nhập thị trường này. Tuy nhiên không phải hầu hết các quốc gia trong khu vực đều như nhau. với một số các quốc gia phát triển như Singpore, Thái Lan,... người tiêu dùng lại quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hoá bên cạnh giá cả của hàng hoá đó.
* Thị trường Châu Âu (EU)
. Trên thị trường này, công ty đã có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp ở Đức, Ba Lan, Cộng Hoà Séc với mặt hàng mũ thời trang, nên trong tương lai công ty có thể phát triển thị trường sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này bằng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Đây là một thị trường lớn, tuy nhiên những yêu cầu của họ về sản phẩm cũng rất cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển, tụt hậu xa so với EU nên
các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ, công nghiệp, thương mại còn rất thấp. Tham gia vào thị trường này công ty phải chú ý nhiều hơn đến những tiêu chuẩn này, và đặc biệt quan tâm công tác nghiên cứu rõ giá cả trên thị trường để tránh những rắc rối vế quy định chống bán phá giá.
* Khu vực khác.
Ngoài những khu vực thị trường trên công ty còn có thể lựa chọn những khu vực thị trường khác như thị trường Mỹ, thị trường Austrlia,... Những thị trường này cũng là những thị trường có nhu cầu lớn, và quan hệ thương mại của Việt nam với các thị trường này đã gia tăng nhiều từ khi Việt Nam gia nhập WTO, và nhât là khi Quốc Hội Mỹ thông qua quy chế PNTR đối với Việt Nam.
3. Xây dựng chiến lược Marketing quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing ở Công ty.