Phân tích tình hình phát triển thị trường xuất khẩu áo mưa của

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty tnhh thương mại và sản xuất vĩnh tiến (Trang 49 - 53)

II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ÁO MƯA TẠ

3. Phân tích tình hình phát triển thị trường xuất khẩu áo mưa của

riêng có chất lượng tương đối tốt.

3. Phân tích tình hình phát triển thị trường xuất khẩu áo mưa của Công ty. Công ty.

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải tự tiến hành rất nhiều hoạt động. Trong đó hoạt động tiêu thụ hàng hoá là khâu quan trọng và mấu chốt nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn kinh doanh thực hiện được lợi nhuận và tiếp tục đầu tư tái mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thì việc phát triển thị trường là một thước đo tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đối với Công ty Vĩnh Tiến, trong quá trình hoạt động kinh doanh đã không ngừng đổi mới, đầu tư, nâng cao chất lượng để đáp ứng cầu của thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của mình, Công ty đã đạt được những thành công nhất định, nhưng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, Công ty vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa.

3.1. Phân tích thị trường xuất khẩu áo mưa theo khu vực thị trường

Từ năm 1998 trở về trước, Công ty sản xuất theo các đơn hàng gia công của những công ty lớn của nhà nước trong ngành dệt may, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm thị trường, song Công ty đã chủ động khai thác và mở rộng thị trường. Với các mặt hàng chủ yếu như: Áo mưa, quần tây, mũ thời trang, quần áo bảo hộ lao động,…Công ty đã có được thị phần trên các thị trường ở nhiều khu vực, nhiều vùng khí hậu khác nhau.

Quyền được xuất khẩu trực tiếp đã mang lại cơ hội gặp gỡ làm ăn với nhiều vùng cả trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty Vĩnh Tiến nói riêng. Điều đó đã góp phần đưa Sản phẩm của Công ty đến với người tiêu dùng ở các nước như Đức, Cộng hoà séc, Ba lan Angola và Đài Loan. Ngoài ra, sản phẩm của Doanh nghiệp cũng được người tiêu dùng ở các tỉnh và thành phố tin dùng, tại một số thị trường khó tính như T.P Hà nội và T.P Hồ Chí minh sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đang được bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Trong những năm tới, Công ty sẽ có kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị và cho ra đời những dòng sản phẩm hàng hoá mới hợp thời trang, không những để duy trì thị trường hiện nay mà còn mở rộng, chiếm lĩnh thị trường mới.

Bảng 6: Lợi nhuận xuất khẩu của Công ty theo khu vực thị trường xuất khẩu trong những năm 2004, 2005, 2006 (Đv: Triệu đồng)

EU 7.192 8.975 9.124 Châu Phi 1.650 1.596 1.580

Châu Á * * 2.000

Tổng LN XK 8.842 10.571 12.704

(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK) Những năm vừa qua là những năm mà ngành may mặc nói chung và Cty Vĩnh Tiến nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Các sản phẩm của Công ty đã và đang đạt được yêu cầu về chất lượng, đã tạo được niềm tin cho các bạn hàng nước ngoài và họ vẫn tiếp tục ký kết các hợp đồng mới với Công ty. Hiện nay, Công ty vẫn đang tiếp tục hợp tác làm ăn với các bạn hàng truyền thống ở các nước Đức, Cộng hoà séc, Ba lan, Angola và các bạn hàng mới ở Đài Loan. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường nước ngoài. Lợi nhuận xuất khẩu

tăng với tốc độ trung bình tăng khoảng 20%. Từ đó, chúng ta có thể thấy ngay được tình hình xuất khẩu của Công ty đang tăng lên nhanh chóng. Để giữ vững và phát huy thị phần của mình trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thì doanh nghiệp rất cần những chiến lược cụ thể có hiệu quả cao để ngày một hoàn thiện mình hơn trước những thử thách của cạnh tranh trên thương trường hiện nay.

3.2. Phân tích thị trường xuất khẩu theo nhóm sản phẩm

Bảng 7: kết quả tiêu thụ hàng hoá theo cơ cấu mặt hàng (Đơn vị: triệu đồng) Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 So2005/2004 sánh So2006/2005 sánh

+/- % +/- %

Tổng LN 8842 10571 12704 1729 19.5 2133 20.17

1. Áo mưa 0 0 2000 0 * 2000 *

2. Mũ thời trang 8842 10571 10704 1729 19.5 133 1.2 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Qua bảng số 7 phân tích về tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp ta thấy. Tổng lợi nhuận xuất khẩu tăng với tốc độ lớn hơn 19% qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 19.5 % tương ứng với số tiền là 1729 triệu đồng, năm 2006 tăng 20.17% so với năm 2005 tương ứng với số tiền 2133 triệu đồng. Cụ thể theo từng mặt hàng như sau:

Mũ thời trang, Lợi nhuận xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004 tăng 19.5% tương ứng với 1729 triệu đồng. Lợi nhuận xuất khẩu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 133 triệu đồng. Nhưng tỷ lệ tăng lại không đáng kể (1.2%), nguyên do là công ty đã dành một thời gian và công sức cho việc xuât khẩu mặt hàng áo đi mưa.

Mặt hàng áo mưa, trong năm 2006 là năm đầu tiên xuất khẩu nhưng đã đạt được 2.000 triệu đồng. Trong đó, xuất khẩu hàng áo đi mưa chi tiết về kim ngạch và lợi nhuận cho từng loại hàng là như sau:

Bảng 8: Kim ngạch và lợi nhuận xuất khẩu áo mưa của Công ty trong năm 2006 (Đơn vị: Triệu đồng)

Mã hàng Số lượng Kim ngạch Lợi nhuận RCF 160.000 15.360 1.200 RCA 80.000 10.240 1.800

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Qua bảng số 8 ta thấy mặt hàng xuất khẩu áo đi mưa của công ty Vĩnh Tiến mặc dù chưa được đa dạng nhưng nếu xét mới chỉ năm đầu thực hiện xuất khẩu mặt hàng này, thì với kết quả trên đây ta có thể thấy tiềm lực phát triển của mặt hàng áo đi mưa và tin tưởng trong tương lai, mặt hàng này sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Vì đây là mặt hàng đỏi hỏi kỹ thuật cao.

3.3. Phân tích thị trường theo hình thức xuất khẩu.

Có hai hình thức xuất khẩu ở công ty Vĩnh Tiến là gia công quốc tế và xuất khẩu trực tiếp. Trong đó mặt hàng mũ thời trang xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp (Theo giá FOB) còn mặt hàng áo mưa được xuất khẩu theo hình thức gia công.

Bảng 9: Lợi nhuận xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu tại Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 (Đơn vị: Triệu đồng)

Tổng LN 8842 10571 12704 1. Gia công 0 0 2000 2. Xuất khẩu

trực tiếp (FOB) 8842 10571 10704

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Nhìn vào bảng 9 ta thấy, Lợi nhuận xuất khẩu tại Công ty Vĩnh tiến tăng lên qua các năm. Trong đó, Lợi nhuận thu được từ hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn so với hình thức gia công. Công ty chọn phương thức xuất khẩu áo đi mưa theo phương thức gia công quốc tế là vì thương hiệu sản phẩm áo đi mưa của công ty chưa có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài, đây cũng là năm đầu công ty thử nghiệm xuất khẩu mặt hàng nay. Nhưng với những kết quả đã đạt được, công ty hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng sản xuất những sản phẩm áo đi mưa có chất lượng

cao, để đáp ứng nhu cầu của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ. Vì vậy công ty sẽ phải chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tăng dần giá trị của sản phẩm gia công và dần dần chuyển hình thức gia công sang hình thức xuất khẩu trực tiếp trong những năm tới. Cùng với việc đầu tư mua những máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc đa dạng hoá các sản phẩm áo đi mưa, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. Kết hợp với những kinh nghiệm trong xuất khẩu hàng hoá.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty tnhh thương mại và sản xuất vĩnh tiến (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w