I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜ
1. Những thuận lợi và khó khăn
1.1. Những thuận lợi
Sau 20 năm thực hiện mở cửa nền kinh tế, quan hệ thương mại của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển toàn diện hơn. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, trở thành một thành viên trong hệ thống phân công lao động thế giới.
Hiện nay Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã tham gia vào các tổ chức thương mại như ASEAN, APEC, ASEM, và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Quan hệ Kinh tế-Thương mại của Việt Nam được mở rộng trong suốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập rộng khắp thế giới, nhiều hàng hoá của Việt Nam đã có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,... Hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam được triển khai trên nhiều lĩnh vực và đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Viêt Nam.
Đối với công ty Vĩnh Tiến, điều này có nghĩa công ty sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều khu vực trên thế giới. Quan hệ thương mại quốc tế dẫn đến một môi trường thuận lợi hơn, giảm được những rào cản về nhiều mặt khi tham gia vào thị trường quốc tế.
Áo đi mưa là một mặt hàng chủ yếu của công ty Vĩnh Tiến. Đây là một mặt hàng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.
Hàng áo mưa là hàng sử dụng nhiều nguyên liệu chính là từ nhựa PVC, PE, Nylon, Nguồn nguyên liệu này ở nước ta đang được nhà nước ưu tiên phát triển. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải nói rằng nếu tăng trưởng công nghiệp đạt tốc độ gấp đôi hiện nay, 10 năm nữa Việt Nam vẫn khó đuổi kịp các nước trong khu vực. Vì vậy, phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo. Ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, có giá trị gia tăng cao. Đó là các sản phẩm cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử; Sản phẩm nhựa; Thực phẩm chế biến... để sớm hình thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới. Khai thác tối đa thị trường trong nước...
Hàng áo mưa có đặc điểm là hàng may mặc, sử dụng nhiều lao động, yếu tố chính làm nên giá trị của sản phẩm. Đây lại là một lợi thế của Việt Nam nói chung và của công ty Vĩnh Tiến nói riêng.
Mặt hàng xuất khẩu áo đi mưa không phải chịu thuế xuất khẩu và đang được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về vốn.
1.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, mặt hàng áo đi mưa của công ty còn phải đồi mặt với những khó khăn và thử thách sau.
* Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.
Mặt hàng áo đi mưa là mặt hàng may mặc. Đây vốn là mặt hàng truyền thống của các nước đang phát triển và các nước công nghiệp mới. Vì vậy, mặt hàng này chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước, đặc biệt là người khổng lồ Trung Quốc. Ngoài lợi thế về nhân công như Việt Nam, các nước này còn có những lợi thế về nguồn nguyên liệu vải có chất lượng cao, họ có lợi thế trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, được trang bị mày móc, thiết bị hiện đại hơn, vì thế mà chất lượng và giá thành sản phẩm của họ bao giờ cũng hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, sản phẩm của họ còn có lợi thế về mẫu mã và kiểu dáng, họ là những nhà kinh doanh có kinh nghiệm, nhạy bén trong việc tìm kiếm và nắm bắt cơ hội, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, họ hoạt động trong một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
* Sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp sản xuất hàng áo đi mưa ở trong nước.
Hiện nay, nguyên liệu cho sản xuất áo mưa của công ty là nguyên liệu mua ngoài, không phải là nguyên liệu tự sản xuất. khác với một số những công ty trong nước, những công ty chủ động trong việc tạo ra nguyên liệu cho quá trình sản xuất như công ty Diệu Thương, công ty nhựa Rạng Đông,...vì thế những công ty này có một lợi thế cạnh tranh nhiều hơn công ty, ngoài những lợi thế về lao động, họ có thêm lợi thế về nguồn nguyên liêu. Tuy nhiên không phải tất cả áo mưa đều được sản xuất từ nhựa. những áo mưa có nguyên liệu là vải chất lượng cao hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa sản xuất được, phần lớn là phải đi nhập từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, ....
* Tư duy kinh doanh còn nặng nề.
Đội ngũ cán bộ chủ yếu là chuyên môn không cao, hoạt động không đúng lĩnh vực đào tạo của mình nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong công ty, tư duy kinh doanh còn theo kiểu manh mún, chụp giựt, chưa có hệ thống và tầm nhìn chiến lược. Và vì thế cũng gây ảnh hưởng không tốt đến thói quen làm việc, cách suy nghĩ của nhiều bộ phận trong công ty. Với suy nghĩ phiến diện về quan hệ làm ăn, từng suy nghĩ, cách nhìn nhận sự việc của từng người dẫn đến tình trạng ì trệ khắp các bộ phận. làm việc không theo khoa học mà chủ yếu theo thói quen và không có trách nhiệm. Điều này ảnh hưởng nhiểu đến hoạt động của công ty. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín của công ty với khách hàng của mình.
Ngoài những khó khăn trên, trong hoạt động kinh doanh, công ty còn phải chịu nhứng khó khăn bởi nhiều nguyên nhân khác như chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập.