Mục tiêu của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty tnhh thương mại và sản xuất vĩnh tiến (Trang 64 - 78)

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜ

2. Phương hướng hoạt động và mục tiêu phát triển trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới

Trước những thay đổi của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc nói riêng phải tạo được ưu thế về giá trị sử dụng của sản phẩm, ưu thế chi phí, giá cả cho khách hàng, ưu thế tiếp thị và tổ chức tiêu thụ. Doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu cạnh tranh bằng việc chuyển hoá lợi thế về giá lao động rẻ, tài nguyên rồi rào và sản phẩm phải đạt được sự tiện dụng cho người sử dụng. Ngoài ra, khi quyết định lựa chọn chiến lược phát triển, doanh nghiệp cần chú ý phân tích lợi thế cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trên cơ sở xác định các đặc điểm thị phần, điều kiện tham gia vào thị trường, khách hàng, công nghệ, sản phẩm… Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của từng ngành, những thay đổi công nghệ, xu hướng sử dụng vật liệu mới, phương hướng sản xuất kinh doanh, xu hướng tiêu thụ, những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh.

Cty Vĩnh Tiến cũng đã đề ra những mục tiêu chiến lược và một số biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó.

* Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường:

Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của Doanh nghiệp còn chưa được làm tốt, khách hàng vẫn là tự tìm đến Doanh nghiệp theo sự giới thiệu của người quen hay là do các mối quan hệ đã có từ trước. Trong giai đoạn đổi mới như hiện nay, Doanh nghiệp sẽ phải làm tốt công tác này hơn nữa để duy trì và gia tăng số lượng khách hàng của mình. Mục tiêu của Doanh nghiệp trong những năm tới đối với công tác nghiên cứu thị trường chính là gia tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra thêm khoảng 25% và chiếm lĩnh thị trường trong nước đối với một số dòng sản phẩm như mũ thời trang, quần tây và áo mưa, tiếp tục giữ vững và tăng giá trị hàng xuất khẩu đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu á.

* Tăng thêm nguồn nhân lực của Doanh nghiệp:

Nguồn nhân lực của Doanh nghiệp sẽ còn cần phải được tăng thêm về số lượng và đặc biệt là nâng cao được trình độ tay nghề, bậc thợ và trình độ quản lý của cán bộ. Trong thời gian tới đây, Doanh nghiệp sẽ đầu tư cho việc nâng cao tay nghề, bậc thợ cho đội ngũ lao động trực tiếp, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao cho các cán bộ trẻ có năng lực của Doanh nghiệp. Mục tiêu của Doanh nghiệp đề ra đối với công tác nhân lực trong những năm tới chính là nâng cao năng xuất lao động, bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả cao trong quản lý.

* Nâng cao tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp:

Phải nâng cao được tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp bằng việc thực hiện tốt công tác thu hút nguồn tài chính nhàn rỗi từ các mối quan hệ, nâng cao sản lượng sản xuất và tiêu thụ để đạt được doanh thu cao hơn. Tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp khi được tăng lên trong những năm tới sẽ giúp cho các công tác như nghiên cứu thị trường, đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất…hoàn thành đúng như mong đợi của Ban lãnh đạo

Doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới đây, mục tiêu của Doanh nghiệp chính là phải gia tăng lượng vốn đầu tư thực hiện lên khoảng 20%.

* Nâng cao chất lượng sản phẩm:

Mục tiêu quan trọng của Doanh nghiệp trong những năm tới đây là tăng chất lượng hàng hoá sản xuất nhằm đáp ứng tốt các đơn đặt hàng đang và sẽ có, giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng trong nước. Có được những sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hiện tại và cả những nhu cầu sẽ phát sinh trong những năm tới chính là mục tiêu của Doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng hàng hoá.

* Tăng khả năng kiểm soát và cung cấp nguồn hàng:

Trong những chu kỳ kinh doanh tới đây, một mục tiêu cũng rất quan trọng của Doanh nghiệp chính là tăng khả năng kiểm soát và cung cấp nguồn hàng. Cụ thể là việc tăng tỷ lệ nội địa hoá các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Thực hiện tốt được mục tiêu này, Doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí thu mua vận chuyển, giảm được chi phí phát sinh do không kiểm soát được nguồn nguyên phụ liệu.

* Hiệu quả chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dệt may nói riêng đều chưa xem xét nhiều tới hiệu quả chi phí trước khi thực hiện. Do đó doanh nghiệp đề ra mục tiêu về kiểm tra và đánh giá hiệu quả chi phí cho mỗi dự án, cho mỗi quá trình sản xuất kinh doanh.

* Biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp.

Mục đích cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng là sản phẩm của mình sản xuất ra là phải bán được và thu được lợi nhuận tối đa. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có đủ tiềm lực tài chính để đảm bảo cho hoạt động của các công tác như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại từ đó xác định được thị hiếu người tiêu dùng một cách chính xác hơn và sẽ đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Trong giai đoạn tới đây, nâng cao tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp là một điều rất cần thiết để doanh nghiệp có đủ vốn kinh doanh, đủ năng lực tài chính phục vụ tốt cho các chu kỳ kinh doanh.

- Nội dung của biện pháp:

Để nâng cao được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cần phải hoàn thiện và cải tiến một số vấn đề sau:

+ Xây dựng một chế độ quản lý tiết kiệm bao gồm: Quản lý định mức thời gian chế tạo sản phẩm, quản lý các chi phí sản xuất như quản lý vật tư, năng lượng, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác. Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các định mức kinh tế kỹ thuật, chi phí nguyên nhiên vật liệu. Các công việc này nhằm làm giảm một phần chi phí trong sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

+ Quản lý chặt chẽ, tiết kiệm nguồn vốn vay, giảm tối đa chi phí nguồn vay. Trong giai đoạn phát triển như hiện nay, hầu như không có bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn hoàn toàn là thuộc quyền sở hữu của mình, nguồn vốn vay là một nguồn rất quan trọng để Doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất. Vì vậy, Doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này để đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

+ Doanh nghiệp bám sát thị trường theo từng giai đoạn kinh doanh để xác định các đơn hàng phù hợp, đáp ứng tiến độ sản xuất theo từng

tháng, từng tuần, từng ngày nhằm phát huy hết công xuất của máy móc thiết bị. Có như vậy, thì Doanh nghiệp mới nâng cao được tiềm lực tài chính của minh.

Tăng tỷ trọng nội địa hoá trong các đơn đặt hàng xuất khẩu. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu do được hoàn thuế và tiết kiệm chi phí do nhập nguyên liệu có giá cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng rất cần phải quan tâm chú trịng việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế trên thịi trường trong nước và quốc tế.

- Kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp:

Nếu thưc hiên tôt biện pháp này thì tinh hình vốn kinh doanh của Doanh nghiệp trong tương lai sẽ là:

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng số vốn 14736 18695 23181

1.Vốn cố định 8842 9857 12908

2.Vốn lưu động 5894 8838 10273

- Điều kiện thực hiện biện pháp: Giảm các chi phí có thể trong quá trình sản xuất kinh doanh mang lại. Tiết kiệm trong việc sử dụng vốn đầu tư, đầu tư mở rộng sản xuất một cách chính xác tránh gây lãng phí. Công tác này cần có sự sáng suốt chỉ đạo của ban lãnh đạo Doanh nghiệp và sự đồng lòng nhất chí của toàn thể cán bộ công, nhân viên trong Doanh nghiệp.

* Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Mục đích của biện pháp:

Sản phẩm chính là vấn đề mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm khi tiến hành hoạt động tiêu thụ của mình. Có thể nói, cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nay hết sức quyết liệt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại công cụ thích hợp để bán được

sản phẩm và thu lợi nhuận về. Đối với sản phẩm, ngoài sự cạnh tranh truyền thống là giá cả, ngày nay đã xuất hiện công cụ cạnh tranh hết sức hữu hiệu đó là sự cạnh tranh về chất lượng và mẫu mã hàng hoá.

- Nội dung của giải pháp:

Hiên nay, thương hiệu của sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng đối với tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ biểu tượng và thương hiệu VINHTIEN và RAKODO tại thị trường Việt nam từ năm 2002 và được cấp giấy chứng nhận vào tháng 6 năm 2004. Sản phẩm của Doanh nghiệp cũng dần lấy được lòng tin của khách hàng về chất lượng và mẫu mã, dẫu vậy doanh nghiệp vẫn còn cần làm rất nhiều công việc để sản phẩm của mình được tiêu thụ nhiều hơn và có chỗ đứng vững chắc hơn trong lòng khách hàng có nhu cầu về hàng may mặc trong và ngoài nươc. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần làm tốt những công việc như:

+ Đổi mới công nghệ:

Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nên yêu cầu đổi mới công nghệ kỹ thuật đối với Doanhn nghiệp ngày càng bức thiết. Chỉ có đổi mới công nghệ thì mới có thể nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, từ đó mới có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá và mang lại hiệu quả trong tiêu thụ hàng hoá của Doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ không chỉ là đổi mới máy móc thiết bị, mà còn là đổi mới kiến thức kỹ năng, đổi mới phương pháp công nghệ.

Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải dựa trên nhu cầu thị hiếu về sản phẩm, nhưng phải có kế hoạch đầu tư cho từng giai đoạn, không thể cùng lúc có thể thay thế toàn bộ được. Doanh nghiệp tư nhân dệt may Phương Lan hiện nay đang sở hữu một hệ thống máy móc hiện đại nhưng lại chưa thật đồng bộ, vì vậy trong những năm tới đây, Doanh nghiệp cần phải có những chú trọng đặc biệt đến vấn đề đổi mới công nghệ nhằm tạo ra tính

đồng bộ từ đó tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Doanh nghiệp trên thị trường.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm trong giai đoạn thiết kế và sản xuất: Trong giai đoạn thiết kế, Doanh nghiệp cần phải xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang có năng lực nhằm thiết kế ra nhiều sản phẩm mới có tính thời trang với thương hiệu VINHTIEN và RAKODO phù hợp với thị trường trong nước. Trong giai đoạn này, Doanh nghiệp cần phải làm những công việc cụ thể như sau:

Tuyển dụng và đào tạo cán bộ thiết kế: nguồn tuyển dụng những cán bộ này có thể là ở trong hoặc ngoài Doanh nghiệp. Nếu là ở trong Doanh nghiệp thì đó phải là những cán bộ có năng lực trong công tác thiết kế mẫu mã cho sản phẩm may măc, là cán bộ kỹ thuật thì cần phải được đào tạo thêm thông qua các lớp học ở các trung tâm đào tạo thiết kế thời trang.

Doanh nghiệp cần có những chính sách khuyến khích hợp lý đối với các cán bộ tạo mẫu để họ có thể phát huy hết khả năng, trình độ của mình trong công tác thiết kế những mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ngày nay.

Trong giai đoạn sản xuất, Doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng chính sách quản lý chất lượng toàn diện theo các tiêu chuẩn về chất lượng của quốc tế.

- Kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp:

Thực hiện giải pháp sẽ góp phần gia tăng chất lượng của sản phẩm, số lượng bán ra tăng cao đem lại doanh thu tăng dần theo từng năm. Sản lượng xuất khẩu và nội địa tăng.

Trong tương lai sản lượng sản xuất của doanh nghiệp sẽ là: Sản lượng sản phẩm sản xuất trong tương lai

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009

Sản phẩm SX chủ yếu

(quy về áo mưa) Nghìn sp 600 750 900

- Điều kiện để thực hiện biện pháp:

+ Phải có nguồn vốn đầu tư cho công tác thiết kế sản phẩm, bởi lẽ, công tác này rất tốn kém, nó đòi hỏi phải được làm tốt từ khâu nghiên cứu thị trường, nắm bắt được xu hướng thời trang, thiết kế, làm mẫu, rồi chi phí cho khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng…

+ Phải có được chiến lược tuyển mộ và phát triển nguồn cán bộ thiết kế mẫu mã hợp thị hiếu. Phải lựa chọn được những cán bộ có năng lực thực sự trong việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm và liên tục có hướng đào tạo phát triển thêm cho các cán bộ thiết kế.

+ Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên phải có được ý thức thực hiện tốt quy trình công nghệ, quy trình quản lý công nghệ theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm giúp cho Doanh nghiệp ngày càng có được vị thế trên thương trường trong thời gian tới đây.

Trong thời gian tới đây, trước những thách thức của quá trình hội nhập, muốn có được ưu thế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành thì sản phẩm của Doanh nghiệp phải có được những nét riêng nổi bật thu hút được sự quan tầm của khách hàng cả trong và ngoài nước.

*Tăng cường kiểm soát, chi phối nguồn hàng cung ứng nguyên phụ liệu của doanh nghiệp.

- Mục đích của biện pháp:

Những hạn chế do không tự chủ được về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu của doanh nghiệp trong những năm tới cần phải được khắc phục để đảm bảo cho việc nội địa hoá sản phẩm của mình. Trong những năm tới

đây, Doanh nghiệp cần phải thay thế việc nhập khẩu nguyên phụ liệu bằng cách sử dụng nhiều các nguồn này bằng sản phẩm của các công ty trong nước.

Có làm được như vậy thì chính bản thân Doanh nghiệp mới có thể góp phần làm giảm chi phí do khâu vận chuyển nguyên phụ liệu đem lại. Rút ngắn thời gian chuẳn bị nguyên phụ liệu từ đó tăng khả năng canh tranh về thời gian giao hàng theo nhu cầu của khách hàng.

- Nội dung của biện pháp :

Trong những năm tới đây, Doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác này để có được những ưu thế trong cạnh tranh trước những sự phát triển của các Công ty trong nước và sự xâm nhập của các Công ty nước ngoài tham gia sản xuất cùng ngành. Để làm tốt được điều này, Doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

+ Liên kết với các công ty, xí nghiệp sản xuất các mặt hàng nguyên phụ liệu trong nước để có thể có được nguồn cung cấp nội địa ổn định lâu dài. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường như hiện nay, việc liên kết này có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với sự phát triển của không những chỉ riêng Doanh nghiệp mà còn của các doanh nghiệp có liên quan. Các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu dùng cho ngành may mặc trong nước đang rất cần thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình, trong khi đó, Doanh nghiệp cũng đang cần có một thị trường đầu vào ổn định đảm bảo chất lượng để giảm được chi phí vận chuyển, thanh toán khi nhập nguyên phụ liệu từ thị trường ngoài nước. Trước những nhu

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty tnhh thương mại và sản xuất vĩnh tiến (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w