Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển thị trường nhập khẩu của công ty cổ phần vật tư nông sản (Trang 31 - 33)

d) Các phòng chức năng

2.1.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng 02. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 doanh thuTổng 1.656.024 1.717.029 1.755.048 1.500.795 1.800.000 2 Tổng chi phí 1.596.134 1.654.943 1.691.587 1.446.528 1.734.000 3 Nộp ngân sách 58.495 60.650 61.993 53.012 63.600 4 Lợi nhuận 1.385 1.436 1.468 1.255 1.500

Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh

a) Tổng doanh thu

Với lượng hàng hóa mua vào và bán ra như trên cũng ảnh hưởng đáng kế đến tổng doanh thu của Công ty.

Từ năm 2003 đến 2005 tổng doanh thu của Công ty tăng năm sau cao hơn năm trước, để đạt được kết quả đó là do mộ số nguyên nhân sau:

- Cơ chế chính sách Nhà nước về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu nói chung và nhập khẩu phân bón nói riêng có sự điều chỉnh với nhu cầu thực tế của nền kinh tế về phát triển các ngành hàng trong nước và chính sách đối ngoại của chính phủ thông qua các hiệp định song phương và đa phương.

nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy để đạt được những mục tiêu đề ra thì việc phải sử dụng phân bón hóa học là điều tất yếu.

- Công tác nghiên cứu thị trường phân bón, nắm bắt thông tin của Công ty đang từng bước được hoàn thiện ngày càng tốt hơn do vậy việc xác định thời điểm nhập và khối lượng nhập khẩu cho thị trường trong nước ngày càng kịp thời và chính xác hơn.

Tuy nhiên sang đến năm 2006 do tình hình trong nước và thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, giá phân bón dao động với biên độ mạnh, giá xăng dầu tăng dẫn đến giá cả các mặt hàng khác cũng tăng theo gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy hoạt động tiêu thụ phân bón trong nước của Công ty trong năm 2006 là rất khó khăn, tổng doanh thu giản xuống chỉ bằng 85,51% so với năm 2005. Do tình hình thị trường trong nước và thế giới ngày càng có những biến đổi phức tạp và khó nắm bắt nếu không theo dõi thường xuyên, vấn đề này đòi hỏi Công ty cần phải có những biện pháp thich hợp nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt và lâu dài.

b) Nộp ngân sách nhà nước

Nhìn vào bảng ta thấy khoản nộp ngân sách Nhà nước của Công ty từ năm 2003 và 2005 tăng năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên đến năm 2006 hoạt động kinh doanh của Công ty có giảm và biểu hiện là tổng doanh thu giảm do đó khoản nộp ngân sách Nhà nước cũng giảm xuống còn 53.012 triệu chỉ đạt 85,51% so với năm 2005. Sang đến năm 2007 Công ty đề ra kế hoạch phải nộp ngân sách Nhà nước 63.600 triệu, để đạt được mục tiêu đó Công ty sẽ phải cố gắng nỗ lực rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đưa doanh thu của Công ty tăng hơn so với năm 2006 vừa qua.

c) Lợi nhuận

Lợi nhuận các năm 2003, 2004, 2005 đều tăng hơn so với năm trước, mặc dù tốc độ tăng không cao nhưng đó là dấu hiệu tốt cho Công ty. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã phần nào thích ứng được với những thay đổi của thị trường và làm ăn có hiệu quả, có được kết quả đó là từ những cố gắng lớn của tập thế CBCNV trong Công

ty. Điều này cũng gáp phần nâng cao thu nhập cho đời sống các nhân viên trong Công ty.

Năm 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn do đó lợi nhuận của Công ty cũng trực tiếp bị ảnh hưởng, giảm xuống còn 1.255 triệu, chỉ bằng 85,49% so với năm 2005. Trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối năm 2006 Công ty đề ra mục tiêu về lợi nhuận phải đạt 1.500 triệu, để đạt được con số này Công ty sẽ phải nỗ lực rất nhiều và cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm hướng vào kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển thị trường nhập khẩu của công ty cổ phần vật tư nông sản (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w