f) Lãi suất tín dụng trung và dài hạn.
3.1.1.4 Tăng cờng hơn nữa công tác giám sát tiền vay :
hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát sẽ giúp ngân hàng kiểm soát đợc hành vi của ngời vay vốn, đảm bảo đồng vốn đợc sử dụng đúng hiệu quả, mục đích. Nếu việc giám sát không đợc thực hiện thờng xuyên, chặt chẽ, nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng tiền vốn vào những mục đích phiêu lu làm phát sinh rủi ro tín dụng. Trong việc giám sát tiền vay tại NHCT Đống Đa, các cán bộ tín dụng sẽ xem xét các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng, một số giấy tờ, hoá đơn liên quan (nh các giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp đã nhập thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất). Ngoài ra, định kỳ mỗi quý một lần cán bộ tín dụng phải đến cơ sở kiểm tra. Thực hiện việc giám sát nh vậy có thể sẽ không phát hiện kịp thời những biến cố rủi ro có thể xảy ra nhất là khi các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đa đến ngân hàng chỉ là “đồ giả”. Hơn nữa việc xuống cơ sở kiểm tra không thờng xuyên và không mang tính đột xuất có thể khiến cho khách hàng lợi dụng sơ hở thực hiện những hành vi trái với những thoả thuận trớc đó trong hợp đồng tín dụng. Do vậy, cán bộ tín dụng đôi khi phải có những "cuộc viếng thăm" không báo trớc. Điều quan trọng là để tránh không gây tâm lý khó chịu cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải là ngời có kinh nghiệm, có khiếu giao tiếp, ngay từ đầu đã phải tạo mối quan hệ tốt đối với khách hàng. Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay, cán bộ tín dụng cũng đặc biệt phải lu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá lúc đầu thế chấp thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm d nợ tơng ứng.
Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị qua Ngân hàng. Thờng xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng là một phơng thức để đánh giá tình trạng tài chính của khách hàng có lành mạnh không. Nếu trong một thời gian nhất định ở giai đoạn dự án đi vào hoạt động mà khách hàng không có một khoản thu đáng kể để chứng tỏ rằng khách hàng có tiêu thụ đợc hàng hoá, dịch vụ thì có thể xem xét kỹ hơn về tình trạng sản xuất và tiêu thụ của khách hàng có vấn đề gì xảy ra gây rủi ro cho khoản vay không. Nếu phát hiện tình trạng có thể xấu đi, ngay lập tức cán bộ ngân hàng phải bàn bạc với khách
hàng yêu cầu điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phải tìm biện pháp để thu nợ ngay. Vấn đề ở đây là cán bộ tín dụng không đợc để “tình cảm” chi phối trong công việc, bỏ vốn thêm cho khách hàng với quan điểm “phóng lao phải theo lao” mà phải kiên quyết xử lý một cách đúng đắn để đảm bảo cho việc thu hồi nợ vay.
3.1.2 Các giải pháp mở rộng tín dụng trung và dài hạn.