Đặc trưng của chứng trầm cả mở phụ nữ sống trong gia đình

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 84)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.1.2.2.Đặc trưng của chứng trầm cả mở phụ nữ sống trong gia đình

bạo hành tại Tp. HCM.

Bảng 3.3: Điểm trung bình từng triệu chứng trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM qua thang BDI-II tính trên toàn mẫu.

Mức độ nặng Đề

mục Nội dung tóm tắt Mean SD hạng Thứ f %

1 Buồn bã 1.65 0.75 1 20 54.1

17 Mất hứng thú tình dục 1.54 1.17 2 20 54.1 21 Thay đổi trong ăn uống 1.51 1.02 3 15 40.5 20 Thay đổi trong giấc ngủ 1.49 0.69 4 16 43.2

10 Khóc lóc 1.38 1.11 5 16 43.2

18 Mệt mỏi hay kiệt sức 1.32 0.82 6 16 43.2

4 Mất niềm vui 1.22 1.03 7 12 32.4 11 Lo lắng, bồn chồn 1.05 0.94 8 9 24.3 15 Sự tức giận, cáu kỉnh 1.03 0.69 9 7 18.9 2 Bi quan 1.00 0.97 10 11 29.7 16 Khó tập trung chú ý 0.97 0.76 11 10 27.0 8 Tự chỉ trích 0.97 0.80 12 7 18.9 3 Mặc cảm thất bại 0.89 0.94 13 10 27.0 6 Mặc cảm bị trừng phạt 0.89 1.20 14 8 21.6 7 Thất vọng về bản thân 0.84 0.87 15 7 18.9 13 Thiếu quả quyết 0.81 0.81 16 7 18.9 12 Mất hứng thú với người khác 0.81 0.84 17 6 16.2 19 Mất nghị lực 0.81 0.94 18 9 24.3

14 Vô giá trị 0.68 0.85 19 9 24.3

9 Ý nghĩ và hành vi tự tử 0.59 0.69 20 4 10.8 5 Mặc cảm tội lỗi 0.46 0.61 21 2 5.4

Bảng 3.3 cho thấy các triệu chứng của trầm cảm được biểu hiện khá rõ (mean > = 1) theo thứ tự sau: buồn bã (mean = 1.65), mất hứng thú tình dục (mean = 1.54), thay đổi trong ăn uống (mean = 1.51), giấc ngủ (mean = 1.49), khóc lóc (mean = 1.38), mệt mỏi kiệt sức (mean = 1.32), mất niềm vui (mean = 1.22), lo lắng bồn chồn (mean = 1.05), tức giận cáu kỉnh (mean = 1.03) và bi quan (mean = 1.00). Riêng những thay đổi về giấc ngủ và ăn uống biểu hiện chủ yếu

theo xu hướng đi xuống, có 67.6% người cảm thấy ăn không ngon miệng và 73% người ngủ ít hơn trước [phụ lục 6, bảng 2].

Trong số các triệu chứng trên, đáng lưu ý là chỉ có 2 triệu chứng “buồn bã” và “mất hứng thú tình dục” là cùng có hơn 54.1% người biểu hiện ở mức độ nặng. Các triệu chứng xếp thứ hạng 3, 4, 5 và 6 thì có hơn 40% người biểu hiện ở mức độ nặng. Khi xét theo nhóm, chỉ có 1 triệu chứng về mặt nhận thức, 4 triệu chứng thuộc mặt cảm xúc, 4 triệu chứng về mặt sinh lý và 1 triệu chứng thuộc về hành vi. Điều này cho thấy chứng trầm cảm của nhóm khách thể nghiên cứu biểu hiện nổi trội ở mặt cảm xúc và mặt sinh lý.

Bên cạnh đó, căn cứ vào điểm trung bình các nhóm triệu chứng trầm cảm [phụ lục 6, bảng 3], nhóm triệu chứng về hành vi xếp vị trí cuối cùng (mean = 3.59), nhóm triệu chứng về mặt cảm xúc có điểm trung bình cao nhất (mean = 6.59), kế đến là nhóm triệu chứng về mặt sinh lý (mean = 5.86) và nhóm triệu chứng về nhận thức (mean = 5.86). Tuy cùng điểm trung bình nhưng nhóm triệu chứng về mặt sinh lý lại có độ lệch tiêu chuẩn nhỏ hơn, điều này có nghĩa là điểm số tập trung quanh điểm trung bình nhiều hơn, chứng tỏ triệu chứng về mặt sinh lý biểu hiện đồng đều và rõ nét hơn các triệu chứng thuộc nhóm nhận thức.

Ngoài ra, đa số những câu trả lời nhận được khi tiến hành phỏng vấn sâu về các triệu chứng của trầm cảm khá tương đồng nhau, chẳng hạn như: “Tôi thấy buồn lắm, buồn cuộc sống hiện tại của mình, chuyện chồng con, buồn mà không biết kể cho ai nghe, cũng không biết làm gì, cứ ủ rũ. So với nhiều người mình cũng hơn nhiều thứ nhưng vẫn thấy có gì đó không ổn. Trong lòng cứ có gì đó lo lo, có lúc lại cáu kỉnh, gắt gỏng vô cớ với mấy người làm chung…” (chị M.T, quận Bình Thạnh) hay “Tôi chẳng thiết tha gì chuyện quan hệ vợ chồng, chán lắm, thậm chí không muốn ăn, không thấy cái gì ngon miệng hết!… Giấc ngủ hả? Trằn trọc hoài mới ngủ được, có khi 11g lên gường nằm nhưng mắt cứ mở trơ trơ, tới khoảng 1-2g mới ngủ được, sáng khoảng 5-6g là tỉnh rồi, nhưng người uể oải

lắm, không muốn ra khỏi giường, không muốn làm gì hết. Nếu không phải đi làm, không phải chuẩn bị cho con đi học thì chắc nằm tới trưa cũng được” (chị K.H ở quận 9).

Như vậy, có thể khẳng định đặc trưng của chứng trầm cảm của phụ nữ bị bạo hành thuộc mẫu nghiên cứu là các triệu chứng biểu hiện rõ nét, nổi bật ở mặt cảm xúc và sinh lý; còn khía cạnh nhận thức và hành vi, các triệu chứng có vẻ mờ nhạt hơn.

Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình các nhóm triệu chứng của trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM qua thang BDI-II

5.86 6.59 3.59 5.86 0 1 2 3 4 5 6 7 Nhận thức Cảm xúc Hành vi Sinh lý Nhóm triệu chứng Điểm trung bình

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 84)