Cơ sở lý luận áp dụng có hiệu quả mô hình tương tác giữa

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 60)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.4.4. Cơ sở lý luận áp dụng có hiệu quả mô hình tương tác giữa

liệu với thân chủ trong trị liệu tâm lý cho chứng trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM.

™ Nền tảng văn hóa Việt Nam.

Gia đình Việt Nam thường là gia đình mở rộng với nhiều thành viên. Bữa cơm gia đình là thời điểm rất quan trọng để trao đổi, giao tiếp, xây dựng bầu không khí gia đình ấm cúng. Mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu với thân chủ trong trị liệu tâm lý gần giống như một gia đình nhưng với các thành viên biết lắng nghe, tôn trọng nhau nên dễ dàng được thân chủ chấp nhận. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp vẫn được duy trì, các nhà trị liệu vẫn giữ một khoảng cách nhất định với thân chủ.

Cơ chế tâm lý của chứng trầm cảm là quá trình dồn nén cảm xúc tiêu cực, không dám bày tỏ cảm xúc tiêu cực của mình một cách trực tiếp, lòng tự tôn thấp cũng như quá trình nhận thức và xử lý thông tin bị sai lệch. Mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu với thân chủ trong trị liệu tâm lý sẽ giúp thân chủ nhìn thấy rằng nhận thức của mình chỉ là một trong vô số những cách nhận thức khác, tạo động lực mạnh để xây dựng niềm tin đúng đắn cho thân chủ về bản thân, thế giới và tương lai. Từ đó, thân chủ dễ dàng tự nhận ra vấn đề khó khăn của mình để có cách giải quyết hợp lý.

Ngoài ra, do là một cơ chế phản hồi tích cực giúp thân chủ xây dựng lại hình ảnh cái tôi tích cực, nâng cao lòng tự tôn, mô hình này giúp thân chủ nhận thức rõ hơn về bản thân của mình, cảm thấy được khuyến khích nâng đỡ, từ đó tự nhận ra vấn đề của bản thân.

Hơn nữa, nhóm các nhà trị liệu luôn thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng, chấp nhận vô điều kiện…, về hình thức đã tạo được môi trường xã hội thu nhỏ nhưng bản chất thì rất an toàn cho thân chủ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén của mình. Chính điều này tác động trực tiếp đến cơ chế tâm lý gây trầm cảm, do đó, thân chủ có thể thoát ra được tình trạng hiện thời của mình.

™ Một số đặc điểm tâm lý của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành: Những người phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành thường thiếu sự chia sẻ, quan tâm đúng mức đến cảm xúc, tình cảm của chính mình nên mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu với thân chủ tỏ ra hiệu quả vì đã tạo được bầu không khí ấm cúng, hợp tác cũng như sự thấu cảm trong quá trình trị liệu tâm lý. Đây là một trong các yếu tố góp phần nâng đỡ cái tôi bị tổn thương của thân chủ, nuôi dưỡng lại những cảm xúc, kích thích những nhu cầu mà thân chủ đã và đang chối bỏ để cố làm hài lòng người khác, cụ thể là người chồng của mình.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu đề tài được thực hiện theo 3 nội dung chính: - Nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu thực trạng - Nghiên cứu thực nghiệm

2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

Việc nghiên cứu lý luận bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.

- Xác định cơ sở khoa học và các khái niệm công cụ trong nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu thực nghiệm.

- Xác định các cơ sở lý luận cho việc xây dựng và lựa chọn các công cụ nghiên cứu, mô hình trị liệu tâm lý.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)