Tiến trình trị liệu tâm lý cho chứng trầm cảm của phụ nữ

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 58)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.4.3. Tiến trình trị liệu tâm lý cho chứng trầm cảm của phụ nữ

giữa nhóm nhà trị liệu với thân chủ.

™ Quy trình tiến hành - Trong buổi làm việc:

Một nhà trị liệu chính sẽ đảm nhận chữa trị cho thân chủ, chịu trách nhiệm chính trong việc chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị, xác định mục tiêu trong

từng buổi làm việc và có thể yêu cầu những nhà trị liệu khác cùng đặt câu hỏi, cho phản hồi đối với thân chủ. Nhà trị liệu chính là người quyết định khi nào thân chủ cần sự hỗ trợ của những nhà trị liệu khác.

Những nhà trị liệu khác ngồi xung quanh và quan sát, có thể đặt câu hỏi với thân chủ để làm rõ thêm thông tin, đưa phản hồi tích cực, bày tỏ sự thông cảm và chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề của thân chủ nhưng không được chỉ trích, phán xét. Các nhà trị liệu có thể nói lần lượt theo vòng tròn. Yêu cầu quan trọng là tất cả các nhà trị liệu ngồi quan sát lúc đó phải tham gia để thân chủ cảm thấy mình thực sự được tôn trọng, thông cảm, lắng nghe, chấp nhận, quan tâm.

Thân chủ có thể hỏi nhóm nhà trị liệu về những gì được nghe và cho phản hồi về những phản hồi của nhóm nhà trị liệu.

Ở đây, thứ tự của thân chủ, nhà trị liệu chính và những nhà trị liệu khác có thể rất linh động trong lúc đặt câu hỏi, lắng nghe, phản hồi chứ không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định.

Người giám sát có thể cắt ngang nếu cần thiết bằng cách can thiệp đặt câu hỏi cho nhà trị liệu chính và những nhà trị liệu khác để làm rõ thông tin hoặc định hướng cho buổi làm việc.

- Sau buổi làm việc:

Tất cả nhà trị liệu sẽ ngồi lại cùng nhau để quản lý trường hợp. Nhà trị liệu chính sẽ tóm tắt về buổi làm việc, bày tỏ cảm xúc và những khó khăn gặp phải để giúp tránh chuyển di ngược trong các buổi sau. Những nhà trị liệu quan sát đóng góp những ý kiến về mục tiêu làm việc, kế hoạch chữa trị, thậm chí cả kỹ năng làm việc của nhà trị liệu chính. Người giám sát sẽ giúp nhóm bằng cách đặt câu hỏi.

™ Điều kiện tiến hành trị liệu tâm lý bằng mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu với thân chủ:

- Mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ đã được thiết lập trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau và thân chủ cảm thấy sẵn sàng, thoải mái khi làm việc nhóm.

- Sốâ lượng nhóm nhà trị liệu hỗ trợ không nên quá đông, tốt nhất là từ 2 đến 3 người.

- Phòng làm việc nhỏ tạo sự ấm áp và gần gũi, thân mật.

- Bầu không khí phải tin tưởng, an toàn, không chỉ trích, phán xét.

™ Mục đích:

- Nâng cao lòng tự tôn bằng cách tạo môi trường an toàn, lắng nghe, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.

- Hỗ trợ thân chủ bằng cách giúp thân chủ nhìn vấn đề của họ theo nhiều cách khác nhau và do đó có nhiều lựa chọn để giải quyết.

- Hỗ trợ nhà trị liệu chính khi gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)